Saudi Arabia thông báo tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ OPEC không có kế hoạch áp lệnh cấm giao dịch dầu mỏ với Israel Nga sẽ khó thay đổi chính sách sản lượng tại cuộc họp sắp tới của OPEC+ |
Quyết định giảm sản lượng của OPEC+ không chặn được đà giảm của giá dầu |
Sau cuộc họp trực tuyến ngày 30/11, OPEC+ đã thống nhất cắt giảm thêm sản lượng. Trong khi các "gã khổng lồ" dầu mỏ Saudi Arabia và Nga tiếp tục duy trì hạn chế sản lượng ở mức tổng cộng là 1,3 triệu thùng/ngày cho đến tháng 3, thì 6 thành viên khác muốn cắt giảm thêm sản lượng hàng ngày gần 700.000 thùng trong quý tới. Tuy nhiên, kịch bản OPEC+ cắt giảm sản lượng dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung và làm tăng giá dầu có vẻ như không xảy ra.
Nguyên nhân có lẽ là do không phải tất cả 20 quốc gia OPEC+ đều tham gia cắt giảm sản lượng. Các nhà quan sát thị trường nghi ngờ có sự thiếu đoàn kết và quyết tâm của các thành viên OPEC+. Chuyên gia Robert Rethfeld của công ty thông tin thị trường Wellenreiter-Invest (Đức) cảnh báo, thị trường nên thận trọng với các cam kết của Nga. Trên thực tế, nghị quyết của OPEC+ chỉ kêu gọi các nước tự giác hạn chế sản lượng chứ không có tính ràng buộc về pháp lý. Angola, quốc gia thành viên đầu tiên, đã phản đối hạn ngạch của mình.
Ông Jochen Stanzl, nhà phân tích trưởng tại công ty môi giới CMC Markets, nhấn mạnh: “Cả thị trường đều nghi ngờ về kỷ luật tuân thủ hạn ngạch của OPEC+ sau cuộc họp trực tuyến đầy khủng hoảng, trong đó cuộc họp báo cuối cùng đã bị hủy hoàn toàn”. OPEC+ đang đối mặt với nguy cơ mất dần quyền lực.
Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ ngày càng tăng. Các thành viên OPEC+ dường như không coi việc cắt giảm sản lượng vừa được quyết định là sự bắt buộc. Trên thực tế các thỏa thuận này đã nhiều lần bị các quốc gia thành viên vi phạm.
Tình hình hiện tại cũng không có yếu tố nào hỗ trợ giá dầu tăng. Sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức cao nhất mọi thời đại là 13,2 triệu thùng/ngày. Nhờ kỹ thuật khai thác dầu đá phiến, Mỹ có thể sản xuất nhiều dầu hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các chuyên gia kỳ vọng sản lượng của Mỹ sẽ còn tăng hơn nữa, ít nhất là đủ bù đắp phần nào cho sản lượng dầu OPEC+ bị cắt giảm hoặc thậm chí thừa để bù.
Mặt khác, nhu cầu “vàng đen” khó có thể cải thiện đáng kể. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,7% vào năm 2024 - mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm đại dịch 2020, chủ yếu là do triển vọng tăng trưởng u ám của Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời là những nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất. Nhu cầu yếu là nguyên nhân nữa khiến giá dầu khó có thể tăng, thậm chí có thể xảy ra tình trạng dư cung. Số liệu thống kê cũng cho thấy giá dầu sẽ ổn định hoặc giảm, theo đó giá dầu thường chạm mức thấp theo mùa vào tháng 2 hàng năm.