当前位置:首页 > Cúp C2

【man city gặp brentford】Màu xanh ở lại ASEAN

mau xanh o lai asean

ASEAN đang hướng tới Cộng đồng kinh tế năm 2015

Nhu cầu toàn cầu có thể sẽ vẫn tăng chậm chạp trong năm 2013 trong bối cảnh Mỹ và các nền kinh tế khu vực đồng euro tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn về tài chính. Cái gọi là "vách đá tài chính" ở Mỹ sẽ làm nảy sinh những quan ngại trong đầu năm tới khi các nghị sĩ Mỹ tham gia vào cuộc tranh luận sôi nổi về các chi tiết trong thỏa hiệp ngân sách. Trong khi đó,àuxanhởlạman city gặp brentford khu vực đồng euro chỉ có thể chấp nhận thực thi các biện pháp tạm thời để tránh làm leo thang cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực này.

Trái lại, nhu cầu nội địa tăng mạnh ở các quốc gia ASEAN sẽ tiếp tục làm giảm nhẹ những tác động tiêu cực của việc xuất khẩu suy giảm. ASEAN đã phục hồi đáng kể trong năm nay bất chấp sự suy thoái kinh tế toàn cầu, thậm chí Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng cao hơn dự kiến ngay cả khi các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Bắc Á tăng trưởng chậm lại.

Các ước tính của Bank of America và Merrill Lynch cho thấy tăng trưởng bình quân GDP của ASEAN sẽ tăng từ 4,7% trong năm 2011 lên mức 5,2% trong năm 2012. Nhu cầu nội địa của khối này có thể sẽ được thúc đẩy hơn nữa nhờ các dự án cơ sở hạ tầng, được hỗ trợ từ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Sự nổi lên của tầng lớp trung lưu và sự chuyển đổi cơ cấu, đặc biệt là ở Indonesia, cũng có thể đẩy mạnh lượng tiêu thụ nội địa. Việc tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thu nhập trung bình cũng như tiến trình đô thị hóa trong ASEAN cũng sẽ thúc đẩy hoạt động mậu dịch trong khu vực và điều này sẽ giúp giảm nhẹ tác động của việc nhu cầu từ các nền kinh tế phát triển - nơi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong toàn bộ nhu cầu xuất khẩu của châu Á - đang giảm sút.

Bank of America và Merrill Lynch đã viện dẫn số liệu thống kê dân số có xu hướng phát triển tích cực và việc thúc đẩy quá trình hội nhập và liên kết chặt chẽ hơn nữa theo kế hoạch xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 như hai lợi thế lớn của khối này. Các số liệu thống kê dân số đặc biệt cho thấy xu hướng phát triển tốt ở Philippines, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia và Việt Nam trong thập kỷ tới. Kết quả là, FDI đang ngày càng "chảy" từ Đông Bắc Á sang Đông Nam Á.

Thậm chí trong giai đoạn này, kế hoạch xây dựng AEC đã giúp gia tăng các hoạt động du lịch, đầu tư và mậu dịch trong nội khối ASEAN. Ngoài ra, theo kế hoạch, việc đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng sẽ làm tăng khả năng kết nối trong ASEAN.

Thực tế, hầu hết các ngân hàng trung ương trong ASEAN vẫn có đủ khả năng để cắt giảm lãi suất nếu nhu cầu bên ngoài giảm sút hơn dự kiến. Mới đây, hồi tháng 10-2012, Thái Lan và Philippines đã cắt giảm lãi suất như một biện pháp ngăn chặn trước nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong nước do nhu cầu bên ngoài giảm.

Mặc dù nhu cầu nội địa của khu vực ASEAN tăng trưởng mạnh, song khối này cũng không tránh khỏi các mối rủi ro ở trong và ngoài khu vực. Các cuộc bầu cử sắp tới ở Malaysia, tình trạng lạm phát ở Indonesia cũng như hoạt động tái cơ cấu kinh tế ở Singapore - vốn sẽ làm giảm các triển vọng phát triển kinh tế và làm tăng chi phí lao động - nằm trong số những quan ngại lớn của ASEAN. Nếu xảy ra cú sốc lớn về tài chính ở Mỹ, thì các quốc gia phụ thuộc nặng nề vào thương mại như Singapore, Malaysia và Thái Lan sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.

Các nhân tố bên ngoài khác, như sự leo thang cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro, bùng nổ căng thẳng ở Trung Đông và mức tăng trưởng thấp hơn mong đợi ở Trung Quốc, cũng có nguy cơ làm "trật bánh xe" tăng trưởng của ASEAN.

Khánh Linh

分享到: