【nhận định wellington phoenix】Lợi nhuận trước thuế của BIDV (BID) tăng 70% so với cùng kỳ, nợ xấu có dấu hiệu “phình to”
Lợi nhuận trước thuế của BIDV (BID) tăng 70% so với cùng kỳ,ợinhuậntrướcthuếcủaBIDVBIDtăngsovớicùngkỳnợxấucódấuhiệuphìnhận định wellington phoenix nợ xấu có dấu hiệu “phình to”
Điểm sáng trong bức tranh tài chính của BIDV vẫn là thu nhập lãi thuần. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của nhà băng này lại có dấu hiệu đi xuống với nợ xấu tăng đáng kể trong năm 2022.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV– mã CK: BID) đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 5.381 tỷ đồng, tăng hơn 91% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng 88,7% so với quý IV/2021, đạt gần 4.262 tỷ đồng.
Theo giải trình của ngân hàng, tăng trưởng lợi nhuận quý IV/2022 đến từ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, hoạt động từ kinh doanh ngoại hối và cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro do chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt.
Lũy kế cả năm 2022, BIDV lãi trước thuế 23.057 tỷ đồng, tăng 70% so với năm trước và là mức cao nhất từ trước tới nay. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 18.453 tỷ đồng. Lợi nhuận của BIDV tăng trưởng cao chủ yếu nhờ cắt giảm 18,6% (tương đương gần 5.500 tỷ đồng) chi phí dự phòng rủi ro trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng hơn 9% so với cùng kỳ.
Năm 2022 là một năm khá đặc biệt đối với nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi hầu hết quốc gia mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 cũng là lúc toàn cầu đối mặt với lạm phát lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại. Một loạt Ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát khiến nguồn vốn giá rẻ không còn, thanh khoản thị trường bị bóp chặt và Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế đó.
Lượng lớn USD bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi khiến NHNN phải tăng 2 lần lãi suất điều hành với mỗi lần tăng 1%, cùng với đó là và các sự kiện tiêu cực liên quan đến thị trường chứng khoán, bất động sản khiến lãi suất tăng vọt. Chi phí vốn cao và thanh khoản hạn chế đã làm nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Dù vậy, ngành ngân hàng vẫn vượt qua năm 2022 với những kết quả khả quan khi lợi nhuận tăng trưởng chủ yếu quanh mức 20-50% trong đó BIDV nổi bật với mức tăng trưởng vượt trội.
Điểm sáng trong bức tranh tài chính của BIDV vẫn là thu nhập lãi thuần - nguồn thu lớn nhất với thu nhập lên đến 56.000 tỷ, tăng gần 20% so với năm 2021. Bên cạnh đó, những biến động của tỷ giá khiến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trong năm 2022 hết sức sôi nổi và đạt kết quả khả quan. Hoạt động này tại BIDV ghi nhận khoản lãi lên tới hơn 3.140 tỷ đồng, tăng 66% so với năm trước. Cuối cùng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm gần 5,5 nghìn tỷ góp phần lợi nhuận trước thuế nhà băng này tăng mạnh 9,5 nghìn tỷ so với 2021, tương đương 70%.
Nợ xấu tăng đáng kể, chất lượng tín dụng đi xuống
Mặt khác, bức tranh tài chính của BIDV vẫn còn một số vệt xám điển hình là chất lượng tín dụng có dấu hiệu đi xuống với nợ xấu tăng đáng kể trong năm 2022. Nợ xấu nội bảng ngân hàng tăng hơn 30% lên 17.622 tỷ đồng; qua đó kéo tỷ lệ nợ xấu từ mức 1% đầu năm lên thành 1,16%. Nợ cần chú ý cũng tăng mạnh 68% lên tới gần 25.600 tỷ đồng. Việc nợ nhóm 2-5 phình ra có thể khiến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng trong các quý tiếp theo.
Bên cạnh đó, tiền gửi/cho vay các TCTD khác và tiền nhận gửi/đi vay TCTD khác tại thời điểm cuối năm 2022 đều tăng mạnh hơn 80.000-85.000 tỷ đồng so với 2021. Đáng chú ý, phần tăng chủ yếu do tiền gửi không kỳ hạn (KKH) của các TCTD khác tăng vọt 66.700 tỷ đồng. Điều này khá bất thường khi năm qua chứng kiến casa của tổ chức/cá nhân giảm mạnh tại các ngân hàng, ngoài ra lãi suất gửi KKH giới hạn trần tối đa 1% trong khi lãi suất các kỳ hạn qua đêm đến 1-3 tháng liên ngân hàng hầu hết duy trì mức cao trên 6%/năm.
Ngược lại, danh mục chứng khoán kinh doanh Chính phủ, chính quyền địa phương giảm mạnh 5.000 tỷ, chỉ còn lại không đáng kể 211 tỷ đồng. Khối lượng này phù hợp với lượng tăng trong danh mục chứng khoán Chính phủ giữ đến ngày đáo hạn. Không loại trừ khả năng ngân hàng đã chuyển đổi danh mục từ chứng khoán kinh doanh sang chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn. Do lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng mạnh trong năm 2022, nhiều ngân hàng không mạnh tay mua bán cắt lỗ mà chuyển qua “trú ẩn” trong danh mục chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.
Ngoài ra, các khoản phải thu trong khoản mục tài sản có tăng bất thường từ 7.800 tỷ năm 2021 lên 22.600 tỷ cuối năm 2022. Hiện tại, ngân hàng chưa có thuyết minh chi tiết về các khoản phải thu này tuy nhiên thông thường, các ngân hàng có khoản mục này lớn thường đến từ các khoản nợ có vấn đề mà SCB là một ví dụ điển hình. Việc thu được các khoản này trong tương lai hay không có thể cần thêm thời gian để trả lời.
Dù vậy, với việc thị trường có nhiều tín hiệu hỗ trợ, cùng với đó Thông tư 26/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22 đã có hiệu lực sẽ khuyến khích hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm nay khi BIDV là số ít ngân hàng có lượng tiền gửi Kho bạc Nhà nước (KBNN) dồi dào.