【keo nga cai】EY và Mastercard thảo luận về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Các luật sư và nhân sự chuyên môn cao cấp từ EY và Mastercard đã chia sẻ kiến thức chuyên sâu về một số nội dung quan trọng của Nghị định 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Nghị định 13).

Ngoài ra,àMastercardthảoluậnvềbảovệdữliệucánhâkeo nga cai nội dung thảo luận cũng đề cập toàn cảnh các mối đe dọa từ không gian mạng tại Việt Nam và các biện pháp kiểm soát an ninh trong suốt vòng đời dữ liệu, tập trung tới các điểm nhấn quan trọng trong ngành tài chính - ngân hàng; xây dựng văn hóa hiệu quả trong công tác bảo mật dữ liệu - đích đến xa hơn mục tiêu tuân thủ.

EY và Mastercard thảo luận về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Phiên bàn tròn trong nội dung Hội thảo về Bảo vệ dữ liệu cá nhân tác động tới các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành tài chính - ngân hàng. Ảnh: E.Y

Nghị định 13 dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo ra một văn bản pháp lý hợp nhất và toàn diện đầu tiên về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo tiền đề để Việt Nam tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, đặt ra trong Quy định về bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu được ban hành ngày 27/4/2016 bởi Liên minh Châu Âu (GDPR).

Nghị định 13 được dự đoán sẽ định hình lại bối cảnh pháp lý trong nước liên quan, đồng thời tạo ra các tác động sâu rộng khi nghị định này có phạm vi áp dụng xuyên biên giới.

Nghị định 13 có thể được áp dụng đối với tất cả các chủ thể, cho dù hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam hay tại nước ngoài, tham gia xử lý dữ liệu cá nhân của người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Với việc ban hành Nghị định 13, Việt Nam đã thuộc nhóm hầu hết các quốc gia khác trong ASEAN đã ban hành và thực hiện luật và quy định liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chỉ còn một tháng trước khi chính thức có hiệu lực thi hành, Nghị định 13 được kỳ vọng sẽ có những tác động đáng kể đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam hiện nay.

Theo quy định của Nghị định 13, các tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng áp dụng phải thực hiện một số hoạt động như: triển khai các biện pháp kỹ thuật mới để bảo vệ dữ liệu, xây dựng các chính sách và quy trình mới, thay đổi cách tiếp cận và giao tiếp với khách hàng, đồng thời chuẩn bị các loại báo cáo mới để nộp cho cơ quan chức năng.

Bà Winnie Wong - Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết:

"Khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng lối sống ưu tiên kỹ thuật số, việc bảo vệ dữ liệu đã trở thành điều tối quan trọng đối với các doanh nghiệp để bảo vệ khách hàng và giảm thiểu rủi ro của vi phạm dữ liệu. Mastercard luôn đồng hành và tuân thủ các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Với vai trò trung tâm trong hệ sinh thái kỹ thuật số, Mastercard cam kết tận dụng chuyên môn toàn cầu để hỗ trợ các doanh nghiệp và đối tác chủ động đáp ứng yêu cầu thay đổi về quy định, cải thiện mức độ sẵn sàng trên không gian mạng và thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ, đồng thời củng cố an ninh mạng của Việt Nam".

Cúp C2
上一篇:Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
下一篇:Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao