【real betis vs osasuna】Văn hóa ứng xử

时间:2025-01-12 13:45:10 来源:88Point

Tại Hà Nội ngày 23-9,ănhoacuteaứngxửreal betis vs osasuna phóng viên Q.T của Báo Tuổi trẻ đến cầu Nhật Tân để tác nghiệp khi hay tin một tài xế taxi dừng xe trên cầu, nhảy sông tự tử. Đến nơi, phóng viên này bị cảnh sát hình sự huyện Đông Anh (mặc thường phục) chặn lại không cho lên cầu. Phóng viên Q.T đành phải đứng cách xa hiện trường 20m để chụp hình. Cho là phóng viên không chấp hành “lệnh không được tác nghiệp” ở nơi mình đang làm việc, cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng đã đá vào lưng, đấm vào mặt phóng viên Q.T đến chảy máu miệng, mặc dù tại hiện trường không đặt biển khu vực cấm, không căng dây cảnh báo công an đang làm công tác điều tra như thường lệ. Hành động võ biền mang chất “xã hội đen” của viên cảnh sát hình sự này đã bị phản ứng từ đại biểu Quốc hội, các luật sư và Hội Nhà báo Việt Nam.

Giải thích hành vi bạo lực của cấp dưới, Trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội khẳng định, chỉ là vô tình “gạt tay trúng vào má” phóng viên mà thôi. Có lẽ việc gạt tay trúng vào má nhưng đổ máu miệng là không sai, vì trong một số trụ sở công an xã, khi nghi can bị bắt đưa về (kể cả học sinh các lớp 9, 10 áp giải từ trường) đều khỏe mạnh, bình thường, nhưng vài giờ sau được gia đình đến bảo lãnh về, phải đưa nghi can vào bệnh viện vì... đi không nổi với các thương tích trên người. Dù đến tận nhà xin lỗi và bồi thường cho nghi can ngay sau đó, những trường hợp này các trưởng công an xã luôn có giải thích giống nhau: các công an viên chỉ vô tình quơ tay trúng phần mềm của nghi can mà thôi.

Việc xin lỗi phóng viên QT càng... “vui” hơn lúc được Đội trưởng Đội thanh tra pháp luật văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội làm “chủ xị” phát biểu: “Việc quyết định phạt hành chính phóng viên Q.T lỗi chụp hình tại khu vực cấm là đúng quy trình. Việc không có biển cấm là do nhận thức của mọi người. Chính những người làm nhiệm vụ ở đấy (công an, cảnh sát - PV) là những “cột mốc sống” để khoanh khu vực, phạm vi cần bảo vệ”. Nhiều luật sư ngơ ngác với khái niệm “cột mốc sống” này bởi nó hoàn toàn không có trong bất cứ luật nào của Việt Nam và có lẽ, “cột mốc sống” là cụm chữ lần đầu tiên họ nghe được. Tuy nhiên, không phải vì điều “chưa nghe chưa thấy” này mà vội quy kết là ông đội trưởng tự “sáng tác”, tự đưa ra. Chưa nghe chưa thấy là do nhận thức của mọi người, rồi sẽ nghe sẽ thấy thôi. Không có trong luật nào vì luật chưa bắt kịp cuộc sống, rồi “cột mốc sống” cũng sẽ “chễm chệ” trong bộ luật nào đó thôi!

Cũng thời gian này, tại TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Công an thành phố ra lệnh đình chỉ công tác một thiếu úy cảnh sát quận do có hành động nắm tóc một phụ nữ bán hàng rong kéo lê trên đường tại khu vực hồ Con Rùa. Ông giám đốc cho rằng “dù người dân có vi phạm gì đi nữa, thì một cán bộ công an mặc sắc phục mà nắm tóc kéo lê người vi phạm như vậy là không thể chấp nhận được”. Ông yêu cầu kiểm tra, xác minh và báo cáo sự việc để có hình thức xử lý kỷ luật đúng mức với viên sĩ quan cảnh sát này.

Hai vụ việc cùng trong một ngành và xảy ra gần như cùng thời điểm, nhưng cách xử lý của hai thủ trưởng cơ quan hoàn toàn không giống nhau.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định nhiều lần, Chính phủ phải là “Chính phủ kiến tạo - liêm chính”. Trong liêm chính, ngoài việc thanh liêm khi thi hành phận sự, cán bộ còn phải chính trực. Chính trực là ngay thẳng, nói đúng sự thật, không ngụy biện để chạy tội, không chối bỏ hành vi mình đã gây ra. Ngành công an càng cần thấm nhuần, thấu triệt hai chữ liêm chính này, bởi chức năng, vai trò là đại diện cho pháp luật, thay mặt cho pháp luật hành xử trong mọi tình huống, mọi trường hợp và nhất là đang có thẩm quyền trong tay.

推荐内容