| Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu,ỗitổchứccánhânđượccấpkhôngquágiấyphépthămdòvớimộtloạikhoángsảbóng đá cúp c1 hôm nay giải trình trước khi bấm nút. |
Sáng 29/11 Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản với 446/448 đại biểu có mặt tán thành (2 vị không biểu quyết), có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật này quy định, mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực. Báo cáo trước khi đại biểu bấm nút, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ quy định đối với trường hợp tổ chức được cấp vượt quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản nhằm giải quyết vướng mắc liên quan đến số lượng giấy phép thăm dò đối với khoáng sản năng lượng (than) cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo đã bổ sung quy định trường hợp cấp quá 5 giấy phép cho cùng 1 tổ chức phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản. Về giấy phép khai thác khoáng sản, ông Huy phản ánh, có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định thời gian cấp phép là không quá 50 năm và thời gian gia hạn không quá 15 năm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, khoáng sản là tài sản công, việc thực hiện dự ánđầu tưkhai thác khoáng sản phải có cách tiếp cận khác so với dự án đầu tư thông thường khác. Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhưng cần tính toán giảm thiểu các tác động không tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, giấy phép khai thác khoáng sản đều có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn một số năm. Quy định này cũng phù hợp với điều kiện thực tế là vòng đời của công nghệ khai thác khoáng sản sau 30 năm thường đã lạc hậu và cũng cần đầu tư đổi mới. Dự thảo Luật đã quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm, tổng cộng là 50 năm, bằng với thời gian thực hiện dự án đầu tư thông thường theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trên thực tế, có nhiều dự án sau 10 năm đã hoàn thành việc khai thác, kết thúc dự án. Ngoài ra, dự thảo Luật quy định việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết thời gian khai thác khoáng sản (kể cả thời gian gia hạn) nhưng còn trữ lượng. Do vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép được giữ quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản như tại dự thảo, đề nghị Chính phủ chỉ đạo để bảo đảm thuận lợi, dễ dàng về thủ tục gia hạn giấy phép. Ông Huy cũng hồi âm ý kiến đề nghị gộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên để tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực của Nhà nước và doanh nghiệp. Đó là, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp cho Nhà nước để tiếp cận, khai thác, đưa khoáng sản ra khỏi lòng đất, chuyển từ tài nguyên quốc gia, tài sản thuộc sở hữu toàn dân thành tài sản thuộc sở hữu riêng của tổ chức, cá nhân. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên khác nhau về cơ chế xác định, việc thu, nộp và không trùng lắp thủ tục hành chính. Quy định tiền cấp quyền đối với tài nguyên khoáng sản thống nhất với pháp luật về tài nguyên nước. Trường hợp bỏ quy định thu tiền cấp quyền thì không có cơ sở tính giá khởi điểm khi tổ chức đấu giáquyền khai thác khoáng sản. Do vậy, dự thảo Luật tiếp tục quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và không gộp với thuế tài nguyên. Đề nghị Chính phủ tiếp tục cải cách thủ tục nộp thuế, tiền cấp quyền để bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân - ông Huy báo cáo Quốc hội. Đáng chú ý, ông Huy cho biết, để kịp thời tháo gỡ kháo khăn, vướng mắc trong thực tiễn khai thác khoáng sản cung cấp vật liệu san lấp phục vụ các dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, dự thảo Luật đã quy định: Việc khai thác khoáng sản nhóm IV để phục vụ cho các dự án, công trình, hạng mục công trình, thực hiện các biện pháp huy động khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này, không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, nhưng phải lập phương án khai thác khoáng sản nhóm IV, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của Luật này. |