当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bóng đá trực tiếp bóng đá trực tuyến】“Bí quyết” cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

【bóng đá trực tiếp bóng đá trực tuyến】“Bí quyết” cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

2025-01-10 09:37:00 [Cúp C1] 来源:88Point

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại điểm thi Trường THPT Hùng Vương,Bbóng đá trực tiếp bóng đá trực tuyến TP. Đồng Xoài

Đứng chân trên địa bàn vùng sâu, xa, có tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đông, đầu vào thấp nhưng điểm thi tốt nghiệp THPT bình quân của Trường THPT Đa Kia, huyện Bù Gia Mập luôn trong top 4 toàn tỉnh; trong đó điểm thi môn Lịch sử, Địa lý chỉ đứng sau 2 trường chuyên. Các giáo viên phụ trách bộ môn của trường đã chia sẻ “bí quyết” đạt điểm cao ở kỳ thi quan trọng này.

Tự làm mới mình trong mỗi tiết học

Người truyền cảm hứng vào môn Lịch sử cho học sinh ở Trường THPT Đa Kia là thầy Phạm Văn Tín (SN1990). Dù tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề còn ít nhưng thầy luôn nghiêm túc với bộ môn, biết cách đổi  mới phương pháp để học sinh ngày càng yêu thích môn Lịch sử cũng như đạt điểm cao trong các kỳ thi. Thừa nhận Lịch sử là môn học khó với lượng kiến thức nhiều, trong khi đó, phương pháp dạy vẫn còn nhiều bất cập khiến học sinh mất hứng thú với môn học nên ngoài ứng dụng công nghệ thông tin, thầy Tín luôn chú trọng đổi mới cách dạy. “Nghĩa là người thầy phải tự làm mới mình trong mỗi năm học, tiết học để tạo sự hứng thú, say mê vào bộ môn. Từ động thái, phong cách của người thầy sẽ tạo động lực cho học sinh vươn lên và ngày càng yêu thích môn Lịch sử  hơn” - thầy Tín chia sẻ.

Dù còn trẻ nhưng thầy Phạm Văn Tín luôn biết cách đổi mới phương pháp và “truyền lửa” cảm hứng vào môn Lịch sử cho học sinh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, điểm bình quân môn Lịch sử toàn tỉnh chỉ đạt 4,93 nhưng ở Trường THPT Đa Kia đạt 7,32 điểm, cao thứ 3 toàn tỉnh, chỉ sau 2 trường chuyên. Riêng lớp 12 do thầy Tín phụ trách đạt bình quân 8,36 điểm. Kết quả này không chỉ ngày một ngày hai có được mà là cả quá trình “làm mới mình” của thầy và trò nhà trường. Trong đó, việc “truyền lửa” cũng như đề ra phương pháp dạy học hợp lý đối với môn Lịch sử của thầy Tín đóng vai trò quan trọng. “Mặc dù thi trắc nghiệm nhưng tôi luôn hướng các em thực hiện phương pháp học tự luận để thi trắc nghiệm. Bởi bộ môn này đòi hỏi các em phải có nền tảng kiến thức vững chắc nên cần có quá trình ôn luyện lâu dài, kiên trì. Đồng hành với các em thì giáo viên luôn sâu sát, tìm tòi, khám phá những cái mới để hỗ trợ việc giải đề tại lớp” - thầy Tín nêu giải pháp.

“Trước đây, em thấy Lịch sử là môn học rất nhàm chán với các mốc lịch sử khó nhớ và khô khan. Nhưng nhờ sự thay đổi cách dạy của thầy Tín nên em có những cảm nhận khác về môn học này. Khi mình chú tâm, thích nó thì thấy môn Lịch sử rất hay, ý nghĩa, tạo cho mình hiểu biết về truyền thống lịch sử của đất nước, cha ông ta” - em Ngô Thị Vân, lớp 12A5, Trường THPT Đa Kia chia sẻ.

Học Lịch sử không khó, nếu khó tại sao vẫn có nhiều em đạt điểm cao, đậu vào nhiều trường đại học danh tiếng. Vì thế, các em cần kiên trì tích lũy kiến thức từ những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa, đồng thời siêng năng giải đề, học nhóm, tự học... để hình thành nền tảng kiến thức cho mình. Cái khó là tinh thần của các em. Tinh thần tự học chưa có thì làm việc gì cũng khó và ngược lại.

Thầy Phạm Văn Tín, giáo viên  Trường THPT Đa Kia nhắn nhủ


“Bí quyết” về môn Địa lý

Ngoài Lịch sử thì các môn thuộc ban khoa học xã hội của Trường THPT Đa Kia cũng đạt điểm rất cao. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, môn Địa lý đạt 8,23 điểm, Giáo dục công dân đạt 9,05 điểm. Người giúp học sinh có thêm cảm hứng học tốt môn Địa lý là cô Nguyễn Thị Lâm.

Cô Lâm cho biết, từ lâu trong quan niệm của phụ huynh và học sinh vẫn xem Địa lý là môn học phụ. Khi xếp lớp theo ban khoa học xã hội thì đa số các em học lực yếu và trung bình mới chọn, vì tâm lý dễ và an toàn cho việc đậu tốt nghiệp. Do đó, ngay từ đầu giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, vì đa số các em không có các kỹ năng địa lý như quan sát bản đồ, nhận dạng biểu đồ và bảng số liệu. Để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi, cả giáo viên và học sinh phải thật sự cố gắng, quyết tâm cao.

Đối với giáo viên, phải phân chia và tìm hiểu từng đối tượng học sinh, xem mức độ và khả năng tư duy của các em để đưa ra các bài tập phù hợp. Giáo viên luôn nhắc nhở, tìm hiểu nguyện vọng sau khi ra trường các em sẽ học ngành gì, trường nào để có cách ôn tập và giải đề nâng cao chất lượng; quan tâm động viên, tạo không khí vui vẻ, cập nhật nhiều dạng đề và ra bài tập theo chủ đề cho các em rèn luyện.

Đối với học sinh, phải giải quyết dứt điểm số lượng câu hỏi trong mỗi đề. Khi giải đề, không được vội vàng, phân chia thời gian hợp lý cho từng câu hỏi và giải đề phải đúng theo trình tự giáo viên đưa ra. Những học sinh tư duy còn chậm, giáo viên luôn quan tâm đặc biệt, sắp xếp 1 bạn học lực khá, giỏi ngồi cạnh để hỗ trợ nhau. Đồng thời thông qua nhóm Zalo, những khó khăn, khúc mắc gì liên quan đến bài học, giải đề, học sinh và giáo viên cùng nhau trao đổi cũng như cung cấp nhiều thông tin, tư liệu quý, từ đó mở rộng thêm kiến thức.

Tôi vẫn khuyên học sinh phải thật bình tĩnh và luôn mang đầy đủ dụng cụ học tập như máy tính và Atlat Địa lý vào phòng thi. Trong lúc làm bài, phải làm theo tuần tự số câu. Đề có 40 câu thì xác định 24 câu đầu dễ phải làm đúng tuyệt đối, những câu khó hoặc chưa chắc chắn thì để lại sau, sau đó dùng phương pháp loại trừ dần, vận dụng các kỹ năng phân tích để đưa ra đáp án, không nên chọn theo cảm tính. Chỉ dành 5-7 phút để tô đáp án, công đoạn cuối này phải thật sự bình tĩnh, đọc và tô đáp án chính xác, tránh sai lệch hoặc nhầm đáp án. Cuối cùng là dò lại toàn bài trước khi kết thúc môn.

Cô Nguyễn Thị Lâm, giáo viên Trường THPT Đa Kia “bật mí” về cách làm bài thi môn Địa lý


Đề cao trách nhiệm của người thầy

THPT Đa Kia là trường cụm xã, quy mô nhỏ, học sinh phần lớn xuất thân từ nông dân, hoàn cảnh gia đình khó khăn; trong đó nhiều em nhà ở xa trường, con em người dân tộc thiểu số. Chất lượng đầu vào rất thấp, chỉ cần không rơi vào điểm liệt thì đều đậu vào trường, trong khi đó, những em học lực khá, giỏi thì thi vào trường chuyên, THPT Hùng Vương. Xuất phát điểm là vậy nhưng nhiều năm gần đây tỷ lệ tốt nghiệp THPT của trường luôn đạt 100%, điểm bình quân các môn thi trong top 4 của tỉnh, chỉ sau 2 trường chuyên và THPT Hùng Vương. Ngoài ra, tỷ lệ đậu đại học của trường luôn trên 80% và số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh luôn trong top 10 của tỉnh. Đây là những điểm nhấn rất đáng tự hào của ngôi trường vùng sâu, xa này.

Hiện các trường THPT trên địa bàn tỉnh đang gấp rút ôn tập, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Trong ảnh: các thí sinh làm thủ tục dự thi môn Văn, tại điểm thi THPT Đồng Xoài, kỳ thi THPT năm 2019

Nói về “bí quyết” đạt điểm cao trong các kỳ thi, thầy Lê Quốc Hoàng, Phó hiệu trưởng trường cho biết, điểm mạnh của nhà trường là có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết, luôn làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất. Trường có kế hoạch, chiến lược phù hợp, phân công giáo viên phụ trách ôn luyện theo đúng năng lực, sở trường của từng người. Trong thời gian ôn luyện thi THPT, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cũng như đội ngũ giám thị luôn sâu sát từng học sinh. Khi có em hổng kiến thức hoặc có tâm lý xao nhãng việc học thì đội ngũ giáo viên phối hợp phụ huynh tìm giải pháp chấn chỉnh ngay.

Công tác ôn luyện thi tốt nghiệp THPT của Trường THPT Đa Kia cũng như các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh đang bước vào giai đoạn gấp rút. Kỳ vọng những kinh nghiệm quý báu từ Trường THPT Đa Kia sẽ giúp thầy và trò toàn tỉnh có thêm thông tin bổ ích để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng sắp tới này.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读