【soi kèo gangwon】Australia rà soát nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm từ tôm
Một nhóm các chuyên gia khoa học từ Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia sẽ đánh giá tất cả các khía cạnh về khoa học và kiểm tra chế độ an toàn sinh học được áp dụng ngoài lãnh thổ của Australia,àsoátnớilỏnglệnhcấmnhậpkhẩumộtsốsảnphẩmtừtôsoi kèo gangwon tại biên giới và hậu kiểm.
Thương vụ Việt Nam tại Australia dẫn lời ông Andrew Cupit, Trợ lý Bộ trưởng về an toàn sinh học thú y cho rằng, đánh giá rủi ro nhập khẩu là một quá trình riêng biệt đối với những thay đổi của lệnh cấm nhập khẩu tạm thời được ban hành vào hồi đầu tháng 1/2017 sau khi dịch bệnh đốm trắng (WSD) lần đầu tiên bùng phát ở Australia được phát hiện ở vùng Đông Nam bang Queensland.
Vào thời điểm đó, theo thống kê từ kênh nông thôn của đài ABC (ABC Rural) thì có đến 70% tôm nhập khẩu được xét nghiệm là dương tính với bệnh đốm trắng. Dịch bệnh này đã hủy hoại ngành nuôi trồng của khu vực sông Logan, phía Nam thành phố Brisbane và những người nuôi tôm tin rằng nguyên nhân của dịch bệnh này xuất phát từ các sản phẩm nhập khẩu của châu Á.
Ngoài ra, Australia cũng sẽ điều tra thêm cả về giống tôm, thức ăn và sự di truyền ở các trang trại nuôi tôm.
Đối với trường hợp tôm chưa nấu chín đã được tẩm ướp, cần phải có chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế xác nhận không nhiễm virus đốm trắng (WSSV) và virus bệnh đầu vàng (YHV), đồng thời vượt qua được các xét nghiệm khi đến Australia.
Quyết định rà soát đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với tôm chưa chế biến và bãi bỏ lệnh cấm đối với một số sản phẩm như tôm tẩm ướp đã nhận được sự ủng hộ của các nhà nhập khẩu, do quyết định cấm nhập khẩu làm giảm hơn 550 triệu USD doanh thu của khoảng 40.000 doanh nghiệp nhỏ của Australia, chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
Ông Norm Grant, Chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản của Australia cho biết, lệnh cấm tạm thời sẽ hết hiệu lực trong vòng vài tuần tới, khi đó giao dịch về các sản phẩm nhập khẩu cần phải nối lại ngay và việc mở lại mặt hàng tôm tẩm ướp có kiểm tra bổ sung là một quyết định đúng đắn.
Vị này cũng cho rằng việc thắt chặt quy trình kiểm tra và xét nghiệm không phải là liều thuốc chữa cho vấn đề này mà cần phải có thêm mạng lưới quản lý để bảo vệ ngành công nghiệp của Australia khỏi sự lây lan của bệnh đốm trắng.
Trước đó, hồi tháng 2, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có công thư gửi Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia trong đó nêu quan ngại của Việt Nam trước ảnh hưởng tiêu cực của lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm chưa nấu chín của Chính phủ Australia đối với người nuôi tôm, doanh nghiệp xuất khẩu tôm và ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời đề nghị Chính phủ Australia cân nhắc, sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu nói trên.
Tại các cuộc tiếp xúc song phương với phía Australia, Bộ Công Thương liên tục đề cập đến vụ việc Australia tạm ngừng nhập khẩu tôm chưa nấu chín, thông báo những thiệt hại của doanh nghiệp và người nuôi tôm Việt Nam, nêu quan ngại của phía Việt Nam và đề nghị Chính phủ Australia xem xét, dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu hoặc áp dụng biện pháp khác ít gây ảnh hưởng tiêu cực hơn.
Trước phản ứng mạnh mẽ của các nước, trong đó có Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia hiện nay đang tập trung xử lý vấn đề an toàn sinh học trong thời gian sớm nhất có thể; trong đó có việc rà soát các điều kiện nhập khẩu và sẽ đưa ra các quyết định cần thiết nhằm tái thiết lập hoạt động thương mại an toàn sản phẩm tôm.
相关推荐
- Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- Hotgirl Sài Gòn thuê nhà, thiết kế phòng riêng cho tiệc sinh nhật ma túy
- Khởi tố vợ chồng Loan “cá” bảo kê các khu chợ ở Đồng Nai
- Làm thiếu nữ mang bầu, đối tượng sát hại 2 người và tự tử ở Điện Biên
- Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- Ghe chở con bạc các tỉnh Đông Nam Bộ ra cánh đồng sát phạt
- Lý lịch kẻ vác mã tấu đuổi đánh tổ chống dịch corona ở Bình Định
- Cá mú Úc NK dùng cho nghiên cứu, tổ chức khảo nghiệm có được miễn thuế?