Từ năm 2010 trở về trước,ằngĐánhthứclợithếnhờTNTXvàKhongoạket qua c1 dem qua cảm nhận của chúng tôi về Cao Bằng là hoạt động XNK không mấy nhộn nhịp so với Quảng Ninh, Lạng Sơn hay Lào Cai. Đây là điều khiến không ít người thắc mắc vì Cao Bằng là địa phương có đường biên giới với Trung Quốc dài nhất trong các tỉnh biên giới phía Bắc (hơn 330 km). Đồng thời Cao Bằng cũng là địa bàn có nhiều Chi cục Hải quan cửa khẩu giáp với Trung Quốc nhất (Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, Bí Hà, Pò Peo). Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế này chưa mấy được tận dụng. Chính vì vậy, chuyện đi lại và địa bàn cửa khẩu ở Cao Bằng những năm trước đây còn nhiều khó khăn. Nhưng với cơ chế chính sách đầu tư, chính sách ưu đãi của Nhà nước những năm gần đây, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh TNTX, kho ngoại quan, hoạt động XNK qua địa bàn Cao Bằng có nhiều khởi sắc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thành Chung - Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế (KKT) Cao Bằng cho biết: Các cơ chế, chính sách có tác động mạnh đến sự đổi mới trong hoạt động kinh tế cửa khẩu ở Cao Bằng có thể kể đến như: Thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển biên mậu (theo Công văn số 748/TTg-KTTH); Công văn số 124/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc các địa điểm tái xuất hàng hóa ngoài lối mở Nà Lạn (Cao Bằng); cơ chế thí điểm tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan qua lối mở Nà Lạn...
Đặc biệt, ngày 11-3-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 20/2014/QĐ-TTg thành lập KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có diện tích 30.130,34 ha, bao gồm 37 xã và 3 thị trấn thuộc 7 huyện biên giới của Cao Bằng. Ranh giới địa lý KKT cửa khẩu tiếp giáp với các huyện: Nà Po, Tịnh Tây, Long Châu, Đại Tân (Quảng Tây, Trung Quốc), với tổng chiều dài biên giới khoảng 200 km (trong tổng số hơn 330 km đường biên giới của tỉnh Cao Bằng).
Những cơ chế, chính sách nêu trên là nền tảng quan trọng để Cao Bằng mạnh dạn phát triển kinh tế cửa khẩu nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Sau khi có các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cao Bằng đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư vào các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng các khu vực cửa khẩu để phục vụ hoạt động XNK như: Dự án đường vào lối mở Nà Đoỏng; dự án tái định cư đường vào lối mở Nà Đoỏng; dự án Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Trà Lĩnh; dự án cải tạo, sửa chữa Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Tà Lùng; các dự án đường sá ra khu vực cửa khẩu như: Đường thị trấn cửa khẩu Tà Lùng; đường vào lối mở Nà Đoỏng cửa khẩu Trà Lĩnh... Tổng số vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng từ 2011 đến nay là hơn 235 tỷ đồng. Dù so với yêu cầu thực tế vẫn còn khiêm tốn nhưng số tiền trên đã góp phần cải tạo và giúp cho các cửa khẩu và đường đi đến cửa khẩu ở Cao Bằng có bộ mặt khang trang hơn trước.
Điều kiện đường sá, kho bãi được xây dựng cơ bản giúp cho hoạt động XNK qua Cao Bằng cũng có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là kinh doanh TNTX và kho ngoại quan. Theo Cục Hải quan Cao Bằng, từ đầu năm đến nay, trái với sự đi xuống của hàng hóa XNK đăng ký làm thủ tục tại đơn vị, số kim ngạch, tờ khai được tái xuất (của loại hình kinh doanh TNTX và kho ngoại quan) qua địa bàn Cao Bằng vẫn tăng mạnh. Từ đầu năm đến 15-9, tổng giá trị kim ngạch XNK làm thủ tục tại Hải quan Cao Bằng đạt gần 260 triệu USD, giảm 30,72% so với cùng kỳ 2014.
Tuy nhiên, lượng hàng hóa kinh doanh TNTX và gửi kho ngoại quan qua Cao Bằng vẫn tăng trưởng mạnh (Đa phần hàng hóa kinh doanh TNTX, kho ngoại quan được mở tờ khai ở Hải quan Hải Phòng, Hải quan Cao Bằng chỉ giám sát thực xuất-PV). Theo Cục Hải quan Cao Bằng, hết tháng 8, đơn vị giám sát thực xuất cho 11.747 tờ khai, tăng 89% so với cùng kỳ; tổng giá trị kim ngạch đạt hơn 613 triệu USD (gấp hơn 2,35 lần tổng kim ngạch làm thủ tục tại đơn vị), tăng 29% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh TNTX, kho ngoại quan không chỉ giúp lưu lượng hàng hóa XNK qua Cao Bằng nhộn nhịp hơn mà còn có đóng góp đáng kể cho thu ngân sách của địa phương (từ hoạt động thu phí sử dụng cửa khẩu do cơ quan Thuế thực hiện). Theo Ban Quản lý KKT Cao Bằng, từ năm 2011 đến năm 2015, tổng số thu phí sử dụng cửa khẩu ở địa bàn dự kiến đạt khoảng 545 tỷ đồng (trong đó riêng năm 2015 dự kiến đạt 150 tỷ đồng). Đây là nguồn thu có nhiều ý nghĩa với địa phương thu ngân sách còn eo hẹp như Cao Bằng.
Bên cạnh đó, để phục vụ hoạt động kinh doanh TNTX, kho ngoại quan, Cao Bằng bước đầu thu hút thêm được một số dự án đầu tư trong và ngoài nước (thực hiện đầu tư xây dựng kho, bãi). Hiện nay, trong Khu kinh tế cửa khẩu có 46 dự án đầu tư, trong đó có 8 dự án đầu tư nước ngoài (tổng vốn đăng ký 30,885 triệu USD) và 38 dự án đầu tư trong nước (vốn đăng ký 2.953 tỷ đồng).
Đóng góp vào việc thúc đẩy hoạt động XNK nói chung, lĩnh vực kinh doanh TNTX, kho ngoại quan nói riêng không thể không nói đến vai trò của Cục Hải quan Cao Bằng. Lãnh đạo Cục Hải quan Cao Bằng cho biết, đơn vị vừa đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi tối đa cho DN, một mặt đơn vị phải đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, cụ thể là giám sát thực xuất đảm bảo theo quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ của Ngành. Đây là điều không hề đơn giản trong điều kiện địa hình miền núi rộng lớn có nhiều điểm thông quan, cửa khẩu phụ, lối mở nằm trong KKT cửa khẩu như ở Cao Bằng.