TS.BS Nguyễn Hoàng Long,égáiHàNộicócộtsốngcongnhưhìnhchữnhan dinh juventus Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức cho biết, khoa vừa tiếp nhận bé gái 13 tuổi, ở Hà Nội bị vẹo cột sống rất nặng, gấp khúc 150 độ.
Hình ảnh trên phim chụp cho thấy cột sống bệnh nhân uốn lượn như hình chữ S. Các đốt sống bình thường xếp chồng lên nhau thành một đường thẳng đứng thì nay xếp thành đường cong, nhiều đoạn gần như nằm ngang. Đốt sống nằm sát vào thành ngực thay vì nằm giữa cơ thể.
Hình ảnh cột sống uốn cong hình chữ S của bệnh nhi 13 tuổi
Bố mẹ bé cho biết, khi thấy con gái cong vẹo cột sống, gia đình đã đưa đi khám, điều trị tại nhiều nơi, hàng ngày mặc áo chỉnh hình nhưng góc vẹo vẫn tiếp tục tăng thêm.
TS Long cho biết, một trường hợp được chẩn đoán gù vẹo cột sống khi góc vẹo từ 10 độ trở lên, nếu góc vẹo trên 100 độ được cho là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng tim phổi.
Trường hợp bệnh nhi nói trên được xác định cong vẹo cột sống do hội chứng Marfan, một rối loạn di truyền ảnh hưởng tới mô liên kết. Để điều trị, bệnh nhi cần phẫu thuật nắn chỉnh lại cột sống.
Tuy nhiên, bác sĩ nhận định trường hợp này can thiệp rất khó khăn do góc cong lớn, dung tích phổi bé khiến trẻ bị khó thở. Do hô hấp của bệnh nhân không tốt, bác sĩ sẽ gặp khó khăn trong quá trình gây mê, hậu phẫu. Vì vậy, bác sĩ yêu cầu trẻ cần tập thở để cải thiện chức năng hô hấp trước khi phẫu thuật.
Khi phẫu thuật sẽ phải chia thành 2 thì. Thì đầu tiên, bác sĩ mổ phía trước, lấy bỏ các đĩa đệm, làm mềm cột sốt, thì còn lại sẽ đi từ phía sau bắt vít để nắn chỉnh, kéo lại cột sống.
Trong quá trình phẫu thuật có thể gặp biến chứng các tạng, động mạch chủ bị kéo căng.
TS Long cho biết, bệnh nhi sẽ phải phẫu thuật 2 thì để nắn chỉnh lại cột sốt
Theo TS Long, tỉ lệ gù vẹo cột sống chiếm 2-3% trong dân số, thường tập trung ở trẻ nhỏ, thiếu niên. Lý do vì ở độ tuổi này, cơ thể trẻ phát triển rất nhanh nên những bất thường nếu có sẽ bộc lộ rõ. Một số trường hợp bị bẩm sinh, có thể phát hiện ngay từ khi còn nhỏ.
Ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ, cong vẹo cột sống nặng còn ảnh hưởng chức năng hô hấp và tim mạch, thậm chí có thể bị liệt do ảnh hưởng chức năng thần kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây gù vẹo như bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý thần kinh cơ, một số hội chứng gây dị tật nhiều cơ quan như bệnh về hệ liên kế của mô như hội chứng Marfan, còn lại hầu hết các trường hợp vẹo cột sống vô căn - không tìm thấy căn nguyên.
Cong vẹo cột sống dễ dàng phát hiện trên phim X-quang, ngoài ra cha mẹ cũng có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường bên ngoài như vai hoặc eo mất cân xứng; 2 vai không cân bằng; vai cao, vai thấp; lưng gồ một bên, bên còn lại lõm xuống... Ngoài ra, với trẻ bị gù vẹo cột sống khi tay để xuôi xuống sẽ thấy khoảng trống ở giữa hai bên.
Tuỳ độ vẹo, bác sĩ sẽ có hướng xử trí phù hợp. Những trường hợp cong 10-20 độ sẽ theo dõi tiếp, từ 20-40 độ bệnh nhân được chỉ định dùng áo nẹp và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, việc mặc áo chỉ giúp góc vẹo không tiến triển thêm hoặc tăng chậm lại, không có tác dụng nắn chỉnh lại cột sống.
Những trường hợp góc vẹo trên 40 độ sẽ xem xét phẫu thuật vì để lâu sẽ ảnh hưởng các cơ quan nội tạng. Dù vậy, việc phẫu thuật nắn chỉnh cột sống ở trẻ nhỏ gặp khó khăn do cột sống còn đang tiếp tục phát triển.
TS Long cho biết thêm, thường sau phẫu thuật nắn chỉnh cột sống, bệnh nhân có thể cao thêm trung bình 4-6 cm, thậm chí có trường hợp cao thêm 8-10 cm.
Với những trẻ phát hiện bệnh sớm trong độ tuổi 3-10, độ cong không quá lớn, bác sĩ có thể sử dụng nẹp tăng trưởng, vừa kiểm soát đường cong, vừa giúp cột sống tiếp tục phát triển.
Bác sĩ khuyến cáo, ngay khi phát hiện những bất thường trong hình dáng cột sống của con trẻ, cần đưa ngay đến các cơ sở chuyên khoa để được khám, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng hoặc các ca đại phẫu thuật.
Thúy Hạnh
Người đàn ông Bắc Ninh gù gập người như sâu đo cao thêm 34 cm
- Lưng anh Q. bị cong gập như sâu đo, đầu cúi sát đất khiến anh đi lại vô cùng khó khăn, tầm nhìn chỉ còn 1-2 m.