88Point88Point

【ket qua thi dau c1】Tắc trách trong quản lý và sử dụng các công viên: Bài 3: Hệ luỵ từ sự quản lý lỏng lẻo

Báo Cà MauNhững bất cập, thiếu kiên quyết xử lý các vấn đề liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng các công viên, hồ điều hoà trên địa bàn TP Cà Mau đang gây ra hàng loạt hệ luỵ. Trong đó, vấn đề môi trường và lập lại trật tự, mỹ quan đô thị là vấn đề cấp thiết nhất đang đặt ra.

Những bất cập, thiếu kiên quyết xử lý các vấn đề liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng các công viên, hồ điều hoà trên địa bàn TP Cà Mau đang gây ra hàng loạt hệ luỵ. Trong đó, vấn đề môi trường và lập lại trật tự, mỹ quan đô thị là vấn đề cấp thiết nhất đang đặt ra.

Trong phân cấp quản lý Nhà nước ở địa phương, mỗi công trình kiến trúc đều đặt dưới sự quản lý của nhiều ngành. Ở các Công viên Hồng Bàng, Phường 7; Công viên Văn hoá Hùng Vương, Phường 5 và hồ điều hoà Vân Thuỷ cũng thế.

Mỗi nơi phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chuyên môn: Phòng Quản lý đô thị thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Văn hoá Thông tin, UBND phường... Chính vì thế, mỗi vấn đề đều phải được các ngành liên quan phối hợp giải quyết. Nếu có được sự phối hợp chặt chẽ thì mọi vấn đề đã ổn. Trong khi đó, hàng loạt vấn đề đang đặt ra và nằm ì vì sự liên kết này mất đi mắc xích rất quan trọng.

Ở Công viên Hồng Bàng, lâu nay vẫn tồn tại thực trạng hàng quán cơi nới buôn bán. Công viên dành cho người đi bộ nhưng xe máy vẫn thường xuyên lưu thông. “Thậm chí họ còn dùng công viên là lối đi tắt từ đường Lý Thường Kiệt sang đường An Dương Vương (đường 1 chiều). Theo ghi nhận, có cả cán bộ”, ông Phan Bảo Dương, Phó Chủ tịch UBND Phường 7, TP Cà Mau, cho biết.

Việc hàng quán cơi nới và buôn bán tràn lan, Phường 7 nhiều lần xử phạt và tuyên truyền vận động, nhưng vì lợi ích và mưu sinh, các hộ dân bất chấp. Khó khăn nhất là hàng quán phục vụ nước uống vào buổi sáng cho Nhân dân tham gia tập thể dục.

Một cán bộ Phường 7 thông tin: “Khi chúng tôi xử lý, thì ý kiến của một số người dân tham gia tập thể dục buổi sáng (có cả cán bộ hưu trí) góp ý để hàng quán tồn tại. Bởi đó là nơi họ nghỉ ngơi và trò chuyện, nên chưa thể trả lại vẻ mỹ quan đô thị theo đúng kiến trúc quy hoạch”.

Vấn đề rác thải và nước thải cũng tồn tại ở hầu hết các công trình công cộng này. Việc giáo dục ý thức người dân, chủ các hàng quán... phía các công viên đã khó, việc quản lý, bảo vệ môi trường nước ở các hồ điều hoà càng khó hơn khi khó có thể phát hiện và khẳng định vi phạm bằng mắt thường. Ví như bờ hồ Vân Thuỷ, Phường 5, được quy hoạch là hồ điều hoà, vừa giải nhiệt, vừa là nơi cải tạo môi trường nước, môi trường sinh thái rất quan trọng cho các khu dân cư và cả thành phố, nhưng nhiều năm nay, mỗi khi nắng gắt, nước hồ lại bốc mùi hôi.

Ông Lê Thanh Tùng, Chủ tịch UBND Phường 5, xác nhận: “Ðã qua, khi mùa nắng hạn, nước trong hồ Vân Thuỷ đổi màu và bốc mùi hôi. Phường đề nghị Công ty Cổ phần Dịch vụ - Du lịch (CP DV-DL) Minh Hải xử lý bằng men vi sinh nhưng biện pháp này không triệt để”.

Quán Ðông Hồ cơi nới về phía hồ Vân Thuỷ tồn tại ngoài tầm kiểm soát của UBND Phường 5 về môi trường.      Ảnh: K.P

Qua điều tra của phóng viên Báo Cà Mau, các tuyến dân cư xung quanh bờ hồ Vân Thuỷ, Ðường 1/5, đường Nguyễn Du, đều sinh hoạt và xả thải trực tiếp xuống hồ Vân Thuỷ. “Vấn đề này đã tồn tại lâu nay”, ông Lê Thanh Tùng nói.

Không những thế, khi giao đất cho Công ty CP DV-DL Minh Hải, việc tồn tại dãy quán cà phê trái phép khu vực Ðường 1/5; Nhà hàng Vân Thuỷ và quán nhậu Ðông Hồ (đường Nguyễn Du) đều có những hoạt động xả thải trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến nguồn nước của hồ điều hoà Vân Thuỷ. Thế nhưng, đến nay, chưa ghi nhận việc các đơn vị này bị xử lý theo các quy định hiện hành về môi trường.

“Quán Ðông Hồ có giấy phép kinh doanh và đóng thuế đầy đủ nhưng phần cơi nới về phía bờ hồ Vân Thuỷ thì không thuộc quyền quản lý của UBND Phường 5. Có lẽ, phía quán có sự hợp đồng, thoả thuận với Công ty CP DV- DL Minh Hải, UBND phường chỉ quản lý Nhà nước và an ninh trật tự khu vực”, ông Tùng cho biết thêm.

Dù địa phương có nhiều động thái tuyên truyền vận động các hàng quán giữ gìn vệ sinh nhưng tình trạng vứt chất thải trực tiếp xuống hồ là không thể quản được. Thực tế cho thấy, hằng ngày, hằng giờ, hoạt động kinh doanh các quán đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước hồ Vân Thuỷ.

Theo thiết kế, hồ Vân Thuỷ sẽ là nơi “cải hoán” môi trường nước thải và có sự liên thông với kinh Phụng Hiệp (phía đường Quang Trung) và cống xả phía Ðường 3/2 (gần khu Nhà khách Tỉnh đội) thông qua hệ thống cống ngầm, để thực hiện chức năng điều hoà nguồn nước thải và hạn chế ngập cục bộ do mưa lớn hoặc triều cường.

Tuy nhiên, phía cống xả ra kinh Phụng Hiệp, hệ thống cống ngầm phải xuyên qua Khu thương mại Phường 5 ra kinh Phụng Hiệp có chiều dài khoảng 500 m. Trong khi sự chênh lệch mực nước giữa hồ với kinh là không lớn, nghĩa là tốc độ của dòng chảy rất hạn chế. Ðồng thời, nguồn nước kinh Phụng Hiệp đoạn này lâu nay cũng bị ô nhiễm vì rác thải. Hệ thống cống xả này được lắp đặt cách nay trên 3 năm.

“Lượng bùn bồi lắng trên tuyến cống xả đến nay đã dâng cao nửa thân cống, hạn chế rất lớn lưu lượng nước thoát ra. Thế nhưng, chưa một lần hệ thống cống này được nạo vét”, ông Lê Thanh Tùng cho hay. Ðể nạo vét tuyến cống ngầm này, rất cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng. Song, giải pháp đã có nhưng thời gian thực hiện thì chưa được xác định cụ thể.

Ðã qua, nhiều địa phương do chưa làm tốt trách nhiệm trong quản lý quy hoạch và đảm bảo môi trường nên phải trả giá rất đắt khi môi trường nước bị ảnh hưởng, ô nhiễm. Ðó là bài học đắt giá và kinh nghiệm quản lý, đòi hỏi các ngành chức năng khi thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch cần phải có trách nhiệm, để không phải đặt vấn đề vào chuyện đã rồi hoặc bằng các giải pháp tháo gỡ mang tính tình thế, không khoa học./.

Ðiều tra của Phong Phú

赞(5256)
未经允许不得转载:>88Point » 【ket qua thi dau c1】Tắc trách trong quản lý và sử dụng các công viên: Bài 3: Hệ luỵ từ sự quản lý lỏng lẻo