发布时间:2025-01-25 16:08:14 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Tuy nhiên,ềmtinvàosựđiềuhànhhiệuquảcủaChínhphủxem bóng đá wap để duy trì cũng như nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm, triển vọng quốc gia thì phải đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho các nhà đầu tư, nhà tài trợ nước ngoài.
Thể hiện sự tin tưởng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
Ngày 18/3, Moody’s quyết định nâng triển vọng kinh tế Việt Nam hai bậc từ “Tiêu cực” lên “Tích cực”. Đây là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng.
Tổ chức này đưa ra đánh giá nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển toàn cầu về sản xuất, thương mại và tiêu dùng sau đại dịch với sức cạnh tranh của ngành chế biến chế tạo và khu vực kinh tế đối ngoại đầy năng động. Đồng thời ghi nhận điểm số về sức mạnh thể chế của Việt Nam đã được tăng cường rõ rệt trong việc Chính phủ quản lý ngân sách, quản lý nợ.
Chỉ trong thời gian ngắn, vào ngày 1/4/2021, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cũng đã nâng triển vọng từ “Ổn định” lên “Tích cực”. Điều này chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch Covid-19. Việc Fitch Ratings nâng triển vọng cho Việt Nam thể hiện sự tin tưởng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với điều hành chính sách hiệu quả của Chính phủ, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cũng như dư địa tài khóa của Việt Nam ngày càng vững chắc.
Với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai công tác đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia, trong tuần cuối tháng 4/2021, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s (S&P). Trên cơ sở đó, ngày 21/5/2021, S&P thông báo về việc nâng triển vọng của Việt Nam từ “Ổn định” lên “Tích cực”.
Với thông báo này, S&P điều chỉnh triển vọng của Việt Nam từ “Ổn định” lên “Tích cực” để phản ánh những tiến bộ của Việt Nam trong việc củng cố những quy trình hành chính quan trọng (trong việc trả nợ bảo lãnh chính phủ) và việc tiếp tục cải thiện hồ sơ tín dụng với quy mô rộng hơn. S&P đánh giá cao phản ứng quyết liệt và tích cực của Chính phủ trong việc ban hành chỉ đạo vào tháng 1/2020, giao Bộ Tài chính chủ trì, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đúng hạn và đầy đủ đối với các nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ.
S&P kỳ vọng tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam sẽ phục hồi lên 8,5% vào năm 2021 trước khi tiến gần hơn đến mức tăng trưởng theo quỹ đạo dài hạn từ 6,0% - 6,5% từ năm 2022. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với FDI ở Đông Nam Á, cùng với lực lượng lao động trẻ, được giáo dục bài bản và năng lực cạnh tranh cao hơn sẽ giúp giữ vững quỹ đạo phát triển lâu dài của đất nước.
Thước đo trả nợ là hệ số tín nhiệm
Theo đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN) – Bộ Tài chính, đối với Việt Nam, với quyết định trên của S&P, cả 3 tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đã nâng triển vọng lên mức “Tích cực”. Điều này một lần nữa khẳng định đánh giá cao của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với thành công của Chính phủ Việt Nam trong việc quyết tâm cao, điều hành quyết liệt để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.
Còn theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc Việt Nam được 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đều nâng triển vọng lên “Tích cực” sẽ giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước về tình hình kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh của Việt Nam, mở rộng cánh cửa tiếp cận thị trường vốn quốc tế, thu hút thêm nguồn lực phát triển nền kinh tế, có thể được tiếp cận với nguồn vốn vay với mức lãi suất thấp hơn khi được đánh giá là mức độ rủi ro thấp hơn.
Theo ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục QLN&TCĐN, với việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đều nâng triển vọng lên “Tích cực”, Việt Nam có thể nâng cao khả năng huy động vốn cũng như đa dạng hóa nguồn huy động vốn trên thị trường quốc tế, bởi đây là cơ sở đảm bảo về năng lực tài chính của Việt Nam, đem lại sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các đối tác chiến lược.
Tuy nhiên, theo ông Võ Hữu Hiển, để duy trì tín nhiệm quốc gia, cũng như triển vọng quốc gia thì phải kiểm soát tốt nợ công, không nên tập trung vay quá nhiều, thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Thước đo trả nợ là hệ số tín nhiệm.
“Chủ đạo của xem xét đánh giá xếp hạng tín nhiệm phản ánh khả năng trả nợ của quốc gia. Hệ số tín nhiệm càng cao thì huy động vốn với chi phí càng thấp. Tín nhiệm càng thấp thì chi phí vay nợ càng cao”- ông Võ Hữu Hiển nhận định.
Tổng hợp số liệu của 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia mà Chính phủ Việt Nam hợp tác trong năm 2020 đã có 124 lượt hạ bậc và 133 lượt hạ triển vọng trên toàn thế giới. Tính đến ngày 21/5/2021, đã có 16 quốc gia bị hạ bậc trên toàn thế giới. Theo ông Võ Hưu Hiển: “Trong bối cảnh này, vay vốn nước ngoài nhưng vẫn phải đảm bảo tốc độ vay phù hợp với cân đối của kinh tế vĩ mô, chứ không phải cứ vay hiệu quả thì tiếp tục vay nhiều. Vay phải tính tới các nguồn thu tái tạo để trả nợ. Vay phải có lộ trình”. |
Đức Minh
相关文章
随便看看