Sáng nay (6/2),âyNguyêngọivốnđầutưvàocàphêdulịxem ty le ca cuoc bong da truc tuyen Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp báo giới thiệu về sự kiện trên. Với ba sự kiện lớn này, Lễ hội có chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Phát huy bản sắc - Liên kết phát triển”. Phát biểu tại buổi họp báo, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho biết: “Lễ hội tổ chức vào tháng 3 là tháng đẹp nhất của Tây Nguyên; đồng thời đây là vùng nằm trong tam giác phát triển của 3 nước Lào - Campuchia - Việt Nam, nền văn hóa đa dạng, nhiều tiềm năng. Do đó, lễ hội sẽ là cơ hội quảng bá thương hiệu cà phê và thu hút đầu tưvào vùng Tây Nguyên, qua đó tạo động lực để cả vùng phát triển, ổn định”. Lễ hội và Liên hoan trên hướng tới mục tiêu quảng bá thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột”, nâng cao giá trị ngành cà phê đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê của tỉnh Đắk Lắk cũng như trên cả nước, khẳng định vị thế cà phê Đắk Lắk nói riêng và vị trí quan trọng của mặt hàng cà phê Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới. Qua đó giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của Đắk Lắk nhằm mời gọi, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này; đồng thời góp phần nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng về việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là giá trị của Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2008. Ông Điểu Kré, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho biết: “Đây là lần đầu tiên 3 chương trình lớn gồm Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 được tổ chức đồng thời nhằm giới thiệu hình ảnh, thế mạnh và mời gọi những dự ánđầu tư, thương mại, du lịch lớn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên”. Được biết, với thế mạnh du lịch sinh thái và văn hóa, Chính phủ đã xem xét, đưa tỉnh Đắk Lắk vào danh mục những trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch. Việc Chính phủ đồng ý lập dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Yok Đôn”, một trong 47 khu du lịch quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được xem là bước khởi đầu cho phát triển du lịch. Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2020 đón hơn 4,3 triệu lượt khách, trong đó có gần 400.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch đạt 4.300 tỷ đồng. Ngoài Đắk Lắk, các địa phương khác ở Tây Nguyên cũng đang nỗ lực gọi vốn đầu tư vào du lịch, nông nghiệp (nhất là cây công nghiệp). Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên sẽ diễn ra vào lúc 8h ngày 11/3/2017. Qua 5 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đang ngày càng hấp dẫn không chỉ đối với du khách trong và ngoài nước, mà còn cả với nhà đầu tư. Theo chương trình dự kiến, tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 tới sẽ có nhiều hoạt động mang đậm bản sắc Tây Nguyên như Lễ hội voi và thuyền độc mộc; diễn tấu cồng chiêng; phục dựng các nghi thức, nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với diễn tấu cồng chiêng; Hội thi tạc tượng gỗ các dân tộc Tây Nguyên…Bên cạnh đó, có có các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư như Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Khu vực Tây Nguyên năm 2017; Hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập”… Đây là cơ hội để các doanh nghiệpquảng bá sản phẩm, gặp gỡ các đối tác để tìm hiểu thị trường, trao đổi, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ… |