Theếulựcđẩychodoanhnghiệpnhỏvàvừ7n.cm livescoreo số liệu của Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 11 tháng của năm 2012, cả nước đã có 62.794 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 403.000 tỷ đồng, giảm 10% về số lượng doanh nghiệp và giảm 8,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011. Số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể là 48.473 doanh nghiệp, trong đó 39.936 doanh nghiệp dừng hoạt động và 8.537 doanh nghiệp đã giải thể. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đánh giá, các doanh nghiệp và nền kinh tế đang đối diện với thực tế rất khó khăn: Sản xuất, kinh doanh bị đình đốn; sức mua của thị trường giảm; tín dụng suy kiệt. Tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn nhiều so với kế hoạch và là mức thấp nhất trong 10 năm nay... Còn theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thời gian qua, hầu như không có sự dịch chuyển từ những doanh nghiệp có quy mô cực nhỏ, nhỏ lên doanh nghiệp có quy mô vừa. Điều này dẫn tới tình trạng Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức trong việc thiếu số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp vừa và lớn, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng số chính sách này vẫn chưa đến được với những doanh nghiệp thực sự khó khăn. Bà Hằng cho biết: Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn gặp khó khăn vì họ không có tài sản thế chấp. Việc ra đời Quỹ bảo lãnh tín dụng từ năm 2001 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, hoạt động của quỹ cho đến nay vẫn còn rất nhiều bất cập. Chẳng hạn các Quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phương hoạt động rất đơn điệu, rời rạc, chưa thực sự tạo được lợi thế mà chính sách đưa ra cũng như chưa giải quyết được vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, quy mô bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng ở Trung ương cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất hạn chế. TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, thời gian qua đại bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được vốn mà điểm nghẽn nhất chính là thủ tục cho vay rườm rà khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Theo TS Kiêm, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn chính là vấn đề thủ tục. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ quá hạn. Khi đã nợ quá hạn, nợ xấu thì ngân hàng không cho vay. Vì vậy, cần tìm cách để ngân hàng cơ cấu lại thủ tục cho vay để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp phải cố gắng đáp ứng yêu cầu ngân hàng đưa ra. Hai bên phải đàm phán và thương lượng với nhau về cơ cấu lại một số điều kiện để tiến tới giải quyết được thủ tục cho vay. Như vậy doanh nghiệp mới tiếp cận được vốn và ngân hàng mới cho vay vốn. Lương Bằng |