【tài xỉu 2.5/3】Tết Tân Tỵ 1941, Bác về nước

  发布时间:2025-01-26 04:12:07   作者:玩站小弟   我要评论
Đầu tháng 1 năm 1941 Bác Hồ và các đồng chí đi đón B&aacut tài xỉu 2.5/3。

Đầu tháng 1 năm 1941 Bác Hồ và các đồng chí đi đón Bác về đến làng Nậm Quang (Tĩnh Tây,ếtTnTỵBcvềnướ Quảng Tây, Trung Quốc), một làng sát biên giới Việt - Trung. Tại đây, Bác mở lớp huấn luyện chính trị và trực tiếp giảng bài cho 43 cán bộ cách mạng nước ta. Người căn dặn học viên “5 điều nên làm và 5 điều nên tránh” đối với dân.

Tranh vẽ Bác Hồ về nước ngày 28-1-1941. Ảnh: HOCHIMINH.VN

Năm điều nên làm là: Giúp dân những công việc thiết thực hàng ngày; tìm hiểu phong tục tập quán, nghiêm túc chấp hành điều kiêng; học tiếng địa phương, dạy hát, dạy chữ, gây cảm tình tốt với dân; tùy nơi, tùy lúc mà tuyên truyền cách mạng cho thích hợp; làm cho dân thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật, do đó dân càng tin và giúp ta.

Năm điều nên tránh là: Tránh việc gì làm thiệt hại đến dân, làm bẩn, làm hỏng nhà cửa, ruộng vườn của dân; tránh năn nỉ mua hoặc mượn thứ gì cho bằng được; tránh sai lời hứa; tránh phạm đến phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân; tránh lộ bí mật.

Nhân dân Pác Bó - Hà Quảng đón chào Bác Hồ về thăm (20-02-1961).

Ngày 26 tháng 1 năm 1941 - nhằm ngày 29 tháng Chạp (thiếu) năm Canh Thìn - lớp học chính trị kết thúc. Nhớ lại, từ năm 1926, ở Quảng Châu (Trung Quốc), Bác đã mở lớp huấn luyện những cán bộ đầu tiên của cách mạng. Bài học đầu tiên Bác dạy là “Tư cách một người cách mạng”. Giáp Tết Tân Tỵ 1941,  khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Bác lại mở lớp, dạy “5 điều nên làm và 5 điều nên tránh”, chứng tỏ Người rất quan tâm đến công tác tư tưởng và huấn luyện, hướng dẫn hành động cho người cán bộ. Lời dạy trên Bác hiểu một cách khái quát chính là quan điểm kính trọng Nhân dân: Nên làm việc gì có lợi cho dân, tránh làm việc gì gây thiệt hại cho dân; hiểu dân, tôn trọng dân, giữ chữ tín với dân; giúp dân, mang lại lợi ích cho dân trong từng việc thiết thực, cụ thể; từ đó, gầy dựng lòng tin của dân đối với cách mạng.

Hôm sau, mồng một Tết Tân Tỵ, Bác cùng các đồng chí trong cơ quan đi chúc tết Nhân dân hai làng Nậm Quang và Nậm Tấy. Bác thăm hỏi, nói chuyện với các cụ già bằng tiếng dân tộc; tặng mỗi nhà một tờ giấy hồng điều trên đó có ghi dòng chữ Hán do chính Người viết: “Cung chúc tân niên”. Mỗi cháu nhỏ được Bác lì xì một xu đông.

Bác Hồ thăm lại đầu nguồn suối Lênin, Pác Bó (20-02-1961).

Sáng sớm ngày 28 tháng 1 năm 1941, tức mồng hai Tết Tân Tỵ, Bác Hồ và những người cùng đi lên đường về nước. Trưa, Người đến cột mốc 108 biên giới Việt - Trung thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sau này, Bác kể lại: Xa rời Tổ quốc đã hơn 30 năm. Đã mất bao nhiêu thời gian và sức lực tìm liên lạc mà không được. Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động.

Từ ngày 8 tháng 2 năm 1941, Bác đến ở và làm việc tại hang Cốc Bó, tiếng Nùng có nghĩa là hang “đầu nguồn”. Cảm xúc phong cảnh Pác Bó, Người sáng tác hai bài thơ: Pác Bó hùng vĩ và Tức cảnh Pác Bó.

Pác Bó hùng vĩ

Non xa xa, nước xa xa,

Nào phải thênh thang mới gọi là.

Đây suối Lênin, kia núi Mác. 

Hai tay xây dựng một sơn hà.

Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Công việc quan trọng đầu tiên là Bác triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941), quyết định chuyển hướng chiến lược, đặt cách mạng giải phóng dân tộc lên hàng đầu; thành lập Việt Minh, đoàn kết toàn dân tộc để đánh đổ thực dân Pháp, giành lại độc lập. Đây là quyết định sáng suốt, đúng đắn và kịp thời, là “đầu nguồn” tạo nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám sau này.

Bác Hồ chúc Tết Tân Sửu 1961

Ngày 14 tháng 2 năm 1961 - tức 30 tết - Bác dự cuộc họp mặt của Hội đồng Chính phủ nhân dịp cuối năm âm lịch. Người chúc cán bộ trong bộ máy Nhà nước cùng gia đình mạnh khỏe và tiến bộ.

Đêm giao thừa, Bác đi thăm và chúc tết: gia đình bác sĩ Hồ Đắc Di, gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng, gia đình một công nhân Nhà máy gỗ Cầu Đuống, gia đình một cán bộ công đoàn Nhà máy cơ khí Hà Nội, gia đình một xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp người Hoa và gia đình một Việt kiều mới về nước.

Đúng giao thừa, qua Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Người đọc lời chúc Tết đồng bào nhân dịp đầu Xuân Tân Sửu. Lời chúc có đoạn: “Năm nay là năm Sửu, các cụ ta quen gọi là “Tết con Trâu”. Trâu thì cày giỏi mà chọi cũng hăng. Toàn dân ta đoàn kết đấu tranh thì chúng ta nhất định xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Cuối lời là bài thơ chúc Tết năm 1961:

Mừng năm mới, mừng xuân mới,

Mừng Việt Nam, mừng thế giới,

Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh,

Kế hoạch 5 năm thêm phấn khởi.

Chúc miền Bắc hăng hái thi đua!

Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới!

Chúc hòa bình thống nhất thành công!

Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!

Mồng một tết, Bác Hồ đến thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ một đơn vị công an nhân dân vũ trang và một đơn vị bộ đội bảo vệ Thủ đô; cán bộ, công nhân Nhà máy dệt kim Đông Xuân, Nhà máy rượu Hà Nội, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo và Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà; bà con nông dân thôn Khuyến Lương, Thanh Trì, Hà Nội.

Ngày 20 tháng 2 năm 1961, buổi sáng, Bác Hồ đến Pác Bó (Cao Bằng) dự cuộc mít-tinh của Nhân dân huyện Hà Quảng tổ chức bên bờ suối Pác Bó. Người mời các cụ già đến ngồi bên cạnh, chia kẹo tết cho các cháu, ân cần thăm hỏi mọi người và tỏ ý vui mừng thấy bà con dân tộc ấm no hơn trước. Sau đó, người đi thăm một số gia đình có công với cách mạng, thăm lại hang Cốc Bó, ngắm núi Các Mác, suối Lênin, chiếc “bàn đá chông chênh”… và trồng bốn cây trúc non bên bờ suối.

Xúc động trong lần trở lại Pác Bó, Bác làm bài thơ Thăm lại Pác Bó:

Thăm lại Pác Bó

Hai mươi năm trước nơi này,

Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây.

Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu,

Non sông gấm vóc có ngày nay.

Buổi chiều, Bác từ Pác Pó về lại thị xã Cao Bằng. Người gặp gỡ và nói chuyện với đại biểu đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng, nhấn mạnh: Đồng bào tất cả các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, cùng nhau làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no; đảng viên và cán bộ phải một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, nắm vững chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, kiên quyết chống quan liêu, mệnh lệnh, chống tham ô, lãng phí.

Cuối cùng, Người mong đồng bào và cán bộ Cao Bằng ra sức phấn đấu để “Cao Bằng sớm trở thành một trong những tỉnh gương mẫu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như trước đây Cao Bằng là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc giải phóng dân tộc” (1).

Hai bài thơ xúc cảm về cảnh đẹp

Từ ngày 14 đến ngày 26 tháng 5 năm 1961, Bác Hồ đi nghỉ dưỡng dài ngày ở Trung Quốc theo lời mời của lãnh đạo nước bạn. Tại Quảng Tây, Người đi du thuyền trên Ly Giang, con sông đẹp nổi tiếng của Quế Lâm. Xúc cảm trước cảnh đẹp, Người làm bài thơ chữ Hán tựa đề Quế Lâm phong cảnh và tặng khách sạn Dung Hồ bài thơ này.

    桂林風景 

桂林風景甲天下

如詩中畫畫中詩

山中樵夫唱

江上客船歸

        奇!

Phiên âm:

Quế Lâm phong cảnh

Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ

Như thi trung họa,ếtTnTỵBcvềnướtài xỉu 2.5/3 họa trung thi

Sơn trung tiều phu xướng

Giang thượng khách thuyền quy

Kỳ !

 Dịch thơ:

Phong cảnh Quế Lâm

Que Lâm phong cảnh tuyệt vời,

Thơ đan trong họa, họa cài trong thơ.

Tiều phu trên núi hát ca,

Dưới sông thuyền khách vào ra: diệu kỳ !

(Bản dịch của Phan Văn Các)

Đến tỉnh Giang Tô, Người đi du thuyền, ngoạn cảnh Thái Hồ, một thắng cảnh tuyệt mỹ của Trung Quốc với 91 hòn đảo lớn nhỏ. Và, bài thơ chữ Hán tựa đề Vịnh Thái Hồ của Bác ra đời, ghi lại cảm xúc trước cảnh vật bao la, kỳ vĩ ấy. 

      詠太湖 

西湖不比太湖美

太湖更比西湖寬

漁舟來去朝陽暖

桑稻滿田花滿山

Phiên âm:

Vịnh Thái Hồ

Tây Hồ bất tỷ Thái Hồ mỹ

Thái Hồ cánh tỷ Tây Hồ khoan

Ngư chu lai khứ triêu dương noãn

Tang đạo mãn điền, hoa mãn san

Dịch thơ:

Vịnh Thái Hồ

Tây Hồ khôn sánh Thái Hồ đẹp,

Thái Hồ rộng vượt Tây Hồ xa.

Thuyền cá đi về trong nắng sớm,

Ruộng đầy dâu lúa, núi đầy hoa

(Bản dịch của Khương Hữu Dụng) (2).

Đất nước vào xuân. Nắng xuân hồng ấm, hoa xuân rực sắc, sức xuân dồi dào. Xuân này in đậm sự kiện Bác Hồ về nước tròn 80 năm, lòng dân hướng về Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tìm về mùa xuân Bác Hồ về nước và ôn lại lời chúc Tết của Người năm Tân Sửu xưa, càng thấm thía lời dạy của Người về trọng dân, một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, nhất định xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

———————————

(1) Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 8, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, trang 25-33. Câu thơ “Hai mươi năm trước nơi này” là đúng nguyên văn trong sách dẫn, chỉ có 6 chữ, không giống như một số sách khác.

TRẦN THƯ TRUNG

相关文章

最新评论