发布时间:2025-01-10 02:00:04 来源:88Point 作者:Cúp C2
Ngày 6.12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kiến trúc và đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức diễn đàn quốc tế với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại Thừa Thiên Huế”.
Tại diễn đàn, các chuyên gia đã cùng thảo luận về các định hướng phát triển kinh tế địa phương như: kinh tế di sản, kinh tế số và kinh tế xanh, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển dữ liệu số và công nghiệp văn hóa.
Theo các chuyên gia, kinh tế di sản sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng Huế trở thành một thành phố hiện đại và phát triển bền vững; biến những giá trị văn hoá lịch sử thành những giá trị kinh tế mà kinh tế sẽ là nguồn nuôi sống lại di sản, góp phần ngược lại cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng.
Sự kết hợp độc đáo giữa các loại hình di sản tạo ra cơ hội phát triển đan xen giữa du lịch, văn hóa, giáo dục, công nghệ và sáng tạo, không chỉ bảo tồn và phát huy di sản mà còn tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển Huế bền vững.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025) làbước tiến quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.
Nhiều vấn đề vướng mắc được điều chỉnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho việc sử dụng, khai thác di sản văn hóa góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Trong đó, sẽ góp phần phát triển bền vững di sản văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế di sản tại địa phương.
Những năm qua, Thừa Thiên Huế đã tiên phong áp dụng công nghệ số để phát huy giá trị di sản, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và văn hóa. Có thể dẫn chứng như: Scan dữ liệu 3D các công trình kiến trúc quan trọng như điện Thái Hòa, điện Kiến Trung,… vừa để lưu trữ dữ liệu, đồng thời phục vụ tái hiện trong môi trường số.
Xây dựng không gian số và sản phẩm phái sinh, định danh số cho cổ vật, tạo ra không gian số trên museehue.vn và các sản phẩm phái sinh như Đế Đô Khảo Cổ Ký. Bảo tàng số và 3D mapping với việc tổ chức các buổi trình diễn ánh sáng và hoạt động tương tác trên nền tảng di sản, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR góp phần tái hiện các công trình đã mất và cho phép du khách khám phá di sản bằng công nghệ hiện đại. Cùng hệ thống cơ sở dữ liệu di sản, lưu trữ thông tin về các công trình vật thể và phi vật thể, giúp quản lý hiệu quả hơn...
"Phát triển kinh tế từ giá trị di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Các mô hình như khai thác tại Thái Y Viện, hệ thống thủy đạo, du lịch trải nghiệm trên Thượng Thành, giáo dục di sản và tổ chức Festival văn hóa đã chứng minh tiềm năng lớn của di sản Huế trong việc xây dựng nền kinh tế bền vững" - ông Hoàng Việt Trung nhấn mạnh.
Theo ông Reigh Young Bum, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kiến trúc và đô thị Hàn Quốc, chủ đề về phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại Huế đề cập đến một trong những thách thức quan trọng nhất mà thời đại chúng ta đang phải đối mặt. Để bảo tồn di sản văn hóa quý giá đồng thời thúc đẩy nền kinh tế địa phương cần sự tiếp cận một cách sáng tạo là sự kết hợp của kinh tế xanh và công nghệ thông tin.
Ông Reigh Young Bum cũng đặt vấn đề về việc phát triển và thiết kế những không gia đô thị dựa trên di sản văn hóa của Huế. Cụ thể là việc tạo lập tổ hợp bảo tàng Huế với sự kết nối các điểm đến văn hóa ở Kinh thành Huế gồm Đại Nội Huế - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện tại - Bảo tàng mới tại không gian di tích Quốc Tử Giám - và trụ sở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Điều này sẽ góp phần mở rộng khả năng sáng tạo của người dân TP. Huế thông qua các hoạt động lịch sử và văn hóa, mở rộng hệ sinh thái văn hóa và mang lại sức hút cho du lịch của địa phương. Đồng thời, góp phần thúc đẩy giao lưu giữa các trường học và các nhóm sáng tạo khác nhau trong cộng đồng địa phương thông qua văn hóa và giáo dục nghệ thuật.
"Các không gian lịch sử và văn hóa kiểu mạng lưới sẽ làm tăng mật độ văn hóa của toàn thành phố, tạo ra một luồng không gian nơi mọi người có thể trải nghiệm nhiều trải nghiệm lịch sử và văn hóa khác nhau khi đi bộ. Khi trung tâm thương mại bảo tàng lịch sử Huế kiểu mạng lưới hình thành, thì giá trị đáng sống đối với người dân trong thành phố và giá trị đáng nhớ đối với du khách ngoài thành phố sẽ tăng lên" - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kiến trúc và đô thị Hàn Quốc nhận định.
Các chuyên gia tham dự diễn đàn cũng đã cũng đưa ra những mô hình phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh, kinh tế số tại một số thành phố trên thế giới; trong đó có các địa phương ở Hàn Quốc có nhiều di sản văn hóa và có nét tương đồng với Huế để có các góp ý, hiến kế cho Huế.
Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Nghiên cứu kiến trúc và đô thị Hàn Quốc đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác thực hiện chương trình nghiên cứu, tư vấn thiết kế tái thiết có chuyên môn cao nhằm phát triển đa dạng mô hình kiến trúc sinh thái lịch sử, công nghiệp văn hóa, dịch vụ du lịch… tại di tích Huế.
相关文章
随便看看