【kết quả trận australia】Đề nghị Quốc hội giám sát về thực hiện cải cách bộ máy hành chính
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:13:43 评论数:
Đây là một trong nhiều lý do được đại biểu Quốc hội nêu ra để nhấn mạnh tính cần thiết của việc lựa chọn chuyên đề giám sát năm 2017 của Quốc hội là về việc thực hiện cải cách bộ máy hành chính và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường,ĐềnghịQuốchộigiámsátvềthựchiệncảicáchbộmáyhànhchíkết quả trận australia đặc biệt trong các dự án đầu tư.
Bộ máy đông nhưng không biết quy trách nhiệm cho ai
Theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), 4 nội dung giám sát được UBTQVQH trình để Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề giám sát đều là những vấn đề nóng là an toàn thực phẩm, cải cách bộ máy hành chính, các dự án BOT và phát triển kinh tế biển gắn với an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, theo ĐB, trong tổng thể các vấn đề thì có một điểm chung là đều liên quan đến sự vận hành của bộ máy Nhà nước và thực thi công vụ. Nếu bộ máy vận hành tốt, cán bộ làm việc đúng chức năng, nhiệm vụ thì sẽ không có tình trạng thất thoát, lãng phí, ô nhiễm môi trường ở miền Trung, hay tình trạng bán giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm….
“Nếu bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh sẽ không có thực phẩm bẩn tràn lan, nhiều dân nghèo rơi vào cùng quẫn... Bộ máy chính quyền đông, đầy đủ nhưng khi xảy ra việc không biết quy trách nhiệm vào ai, và cái gì cũng nói đúng quy trình”, ĐB Nguyễn Sỹ Cương nói.
Do đó, ĐB đề nghị ưu tiên lựa chọn thực hiện chuyên đề giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016, gắn với việc làm rõ trách nhiệm của cơ quan hành chính các cấp và công chức, viên chức trong thực thi công vụ, từ đó giúp củng cố niềm tin của người dân vào bộ máy chính quyền.
Đây cũng là lý do ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đề nghị ưu tiên chuyên đề về cải cách bộ máy. Theo ĐB, dù hiện nay chúng ta có bộ máy đầy đủ từ địa phương tới trung ương, quản lý chặt chẽ mọi địa bàn, lĩnh vực nhưng vẫn xảy ra nhiều sai sót.
“Trước đây người ta nói ‘ăn không từ thứ gì’, nay đến bán cũng không từ thứ gì, kể cả giấy chứng nhận thực phẩm an toàn. Gốc rễ vấn đề là bộ máy. 70% ngân sách nuôi bộ máy, nhưng bộ máy không làm tròn trách nhiệm. Cử tri cho rằng năng lực cán bộ không hề kém, chẳng qua vì có lợi ích chi phối nên đã làm ngơ mọi chuyện”, ĐB Bùi Văn Phương nói.
ĐB cũng đề nghị phải làm rõ trách nhiệm cá nhân, tránh để loanh quanh, “dưới đổ trên, trên đổ dưới”, rồi lại về trách nhiệm tập thể, “nếu không làm rõ trách nhiệm cá nhân thì sẽ còn sai sót”.
ĐB Bùi Sỹ Lợi phát biểu tại hội trường. Ảnh: H.Y |
“Ăn không ngon, ngủ không yên” vì sự cố môi trường
Một vấn đề khác không được nêu trong tờ trình của UBTVQH nhưng được nhiều ĐB đề cập là về môi trường.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho biết, vấn đề sự cố môi trường gần đây ở miền Trung đã làm cho một bộ phận lớn cử tri rất băn khoăn, bức xúc. Nhiều cán bộ, cả đương chức và về hưu, mấy tháng qua lo lắng, “ăn không ngon, ngủ không yên”.
Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, Chính phủ đã có nỗ lực lớn trong mấy tháng qua để giải quyết hậu quả của vụ việc ô nhiễm môi trường tại miền Trung, kết quả ban đầu được nhân dân rất hoan nghênh. Tuy nhiên, ĐB cũng đề nghị “Chính phủ cứ làm việc của Chính phủ, còn nhân dân cử tri mong muốn Quốc hội phải làm việc của Quốc hội. Tôi cho rằng sự nhập cuộc của Quốc hội chỉ tiếp thêm sức mạnh cho Chính phủ, phù hợp với đường lối của đảng, sự phân công phối hợp của các cơ quan quyền lực nhà nước. Nếu điều chỉnh kịp thời thì đáp ứng được nguyện vọng tâm tư của cử tri, nhân dân cả nước”.
Do cả 4 nội dung chuyên đề đưa ra chưa có vấn đề môi trường nên ĐB Trương Trọng Nghĩa đề nghị có sự điều chỉnh, đưa vào chuyên đề về vấn đề này, gắn với việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư. Đây cũng là quan điểm của ĐB Vũ Trọng Kim (Quảng Ngãi), Lê Xuân Thân (Thanh Hoá). ĐB Lê Xuân Thân đề xuất giám sát chung việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và quá trình phê duyệt các dự án đầu tư.
Báo cáo giám sát còn “khen nhiều, chê ít”
Bên cạnh việc lựa chọn các nội dung chuyên đề giám sát, các ĐB cũng thảo luận về việc nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội. Theo ĐB Bùi Sĩ Lợi, một hạn chế lớn cần khắc phục của công tác giám sát là thông tin chưa kịp thời, số liệu thiếu chính xác.
ĐB Bùi Sĩ Lợi nêu ví dụ, khi Quốc hội ban hành Nghị quyết và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, con số báo cáo của địa phương về hộ gia đình có công có nhu cầu hỗ trợ đã bổ sung tăng gấp 10 lần so với con số khi đoàn giám sát báo cáo Quốc hội. Trong đó, có những địa phương con số báo cáo bổ sung tăng tới 47 lần. Chính vì số liệu không đúng nên việc thực hiện chính sách không đáp ứng được nhu cầu.
Ngoài ra, ĐB cũng đánh giá khi đi giám sát thì thấy nhiều, chê nhiều, nhưng đến báo cáo gửi Quốc hội thì khen nhiều, chê ít. Giám sát chỉ ra khuyết điểm rất ít và không chỉ ra được sai phạm đó thuộc cơ quan nào, cá nhân nào. Đặc biệt là kết quả tiếp thu, xử lý không được đeo bám, báo cáo lại xem đạt được đến đâu. “Có thể giảm bớt giám sát cũng được, để bớt gây khó khăn cho bộ ngành, địa phương, nhưng đã giám sát thì phải có hiệu quả”, ĐB đề nghị.
Còn theo ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên), quá trình tổ chức thực hiện giám sát là rất quan trọng, dù chọn đúng nội dung mà hiệu quả giám sát không tốt thì cũng không đem lại kết quả gì. Quá trình giám sát phải đồng bộ từ trung ương đến địa phương, từ Quốc hội đến các cơ quan nhà nước và cần khắc phục cho được tính hình thức trong giám sát, ĐB nhấn mạnh./.
H.Y