Người nghèo cần được trang bị kiến thức về sản xuất thích ứng với BĐKH
Ngày 13/9,ịkiếnthứcchongườidânđểthíchứngvớibiếnđổikhíhậket qua bong đa đuc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội thảo công tác xã hội (CTXH) thích ứng với BĐKH. Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, BĐKH là vấn đề được nhân loại quan tâm, tác động trực tiếp đến xã hội và môi trường toàn cầu, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển bền vững của các nước. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như lũ lụt, hạn hán đã gây thiệt hại lớn, ước tính người chết và mất tích trên 9.000 người, thiệt hại ước tính 1,5 GDP mỗi năm. Mỗi năm Chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng khắc phục thiên tai.
Cũng theo bà Hà, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để ứng phó hiệu quả với BĐKH. Các cơ quan trung ương và địa phương cũng tăng cường tuyên truyền, xây dựng đội ngũ nhân lực, phát huy công nghệ thông tin để ứng phó với BĐKH. Ngoài ra, nước ta đã đẩy mạnh tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận song phương, đa phương về BĐKH; huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH; tăng cường các dịch vụ xã hội cơ bản trợ giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, bà Hà cho biết, hoạt động CTXH thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay vẫn còn nhiều thách thức. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của CTXH thích ứng với biến đổi khí hậu là điều cấp bách và rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.
TS. Phạm Thị Huế - Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, ở Việt Nam, đại bộ phận dân số nghèo phải sống trong môi trường khắc nghiệt, khiến họ rất dễ bị tổn thương trước những BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Đặc biệt là người nghèo ở nông thôn, người nghèo ven biển là những nhóm đối tượng nhạy cảm nhất.
Theo bà Huế, đến hết năm 2018, cả nước đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hơn 2,8 triệu người, trong đó có 42.434 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; hơn 1,6 triệu người cao tuổi, hơn 1 triệu người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp; 4.389 người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo…Trong điều kiện hiện nay, 10 địa phương tự cân đối ngân sách đã nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cao hơn mức chuẩn quy định; 59 tỉnh/thành phố đã chi trả trợ cấp hàng tháng qua bưu điện.
Tuy nhiên, cũng theo bà Huế, tại Việt Nam vẫn còn thiếu một số dịch vụ công tác xã hội cho người nghèo. CTXH với người nghèo cần đảm bảo là hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực, chức năng xã hội của người nghèo; thúc đẩy các chính sách liên quan tới nghèo đói; huy động các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo giải quyết vấn đề nghèo đói và hướng tới đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt người nghèo cần được trang bị kiến thức về sản xuất thích ứng với BĐKH, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Lồng ghép các giải pháp ứng phó với BĐKH vào các chiến lược quốcgia
Theo bà Huế, để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro do BĐKH thì cần gắn CTXH với nghiên cứu, khảo sát, đánh giá dự báo và đề xuất các giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến các lĩnh vực của ngành. Đồng thời, thực hiện các dự án, mô hình CTXH với ứng phó với BĐKH.
Bà Huế đề xuất xây dựng thí điểm mô hình việc làm công, trong đó người dân tại vùng thiên tai là người trực tiếp tham gia vào các dự án ứng phó với BĐKH. Theo bà Huế, mô hình này sẽ đảm bảo được 2 mục tiêu là đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động (thuộc nhóm yếu thế) và tái thiết hoặc xây dựng mới các công trình công cộng phục vụ phòng chống lụt bão, thiên tại, ứng phó với BĐKH.
Bên cạnh đó, bà Huế đề xuất lồng ghép các giải pháp ứng phó với BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách ở quy mô quốc gia và địa phương như lồng ghép hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân vào đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lồng ghép các vấn đề, yếu tố gây suy giảm tư liệu sản xuất do thiên tai, BĐKH vào các chương trình tín dụng tạo việc làm và chương trình giải quyết, chuyển đổi việc làm gắn với di cư; lồng ghép vấn đề rủi ro và khắc phục rủi ro sản xuất, ổn định sinh kế thông qua hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là các hộ nghèo./.
Bùi Tư