【xem kết quả tỷ số ngoại hạng anh】Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ: Kỳ vọng tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp
Các “ông lớn” bất động sản kiến nghị được cơ cấu nợ,ựthảoThôngtưcơcấunợKỳvọngtháogỡkhókhănvềdòngtiềnchodoanhnghiệxem kết quả tỷ số ngoại hạng anh giảm lãi suất cho vay | |
Ngân hàng Nhà nước: Việc gia hạn cơ cấu nợ theo Thông tư 14 là không cần thiết | |
Doanh nghiệp đề nghị được ưu đãi lãi suất và kéo dài thời hạn cơ cấu nợ |
Việc ổn định dòng tiền giúp doanh nghiệp thêm thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.Dịu |
NHNN vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chunhg là TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
NHNN cho biết, dự thảo Thông tư về cơ bản kế thừa quy định của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung). Trong đó, các khoản nợ được cơ cấu là các khoản dư nợ gốc và lãi trên cơ sở đề nghị của khách hàng và khả năng tài chính của TCTD.
Theo đó, về cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, dự thảo Thông tư quy định, TCTD được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của TCTD và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: có nợ phát sinh trước ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023 được TCTD đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
Khách hàng được TCTD đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn được cơ cấu lại. Thời gian cơ cấu nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được quy định tại dự thảo Thông tư là từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết 31/12/2023.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho TCTD, dự thảo quy định các TCTD phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu 50% và trích lập đủ 100% số tiền dự phòng phải trích lập tính đến thời điểm 31/12/2023.
Đồng thời, dự thảo quy định, lãi phải thu của các khoản nợ này TCTD không hạch toán vào lãi dự thu mà theo dõi ngoại bảng, khi thu được mới được hạch toán thu nhập. Quy định này nhằm ngăn chặn việc TCTD lợi dụng chính sách để trục lợi.
Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của chính sách, trên cơ sở ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, kế thừa quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, dự thảo Thông tư này có bổ sung thêm phụ lục 02 để thống kê số lượng khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ và số khách hàng không được áp dụng chính sách này.
Theo đánh giá của NHNN, dự thảo Thông tư này nếu ban hành sẽ có tác động tích cực trong tháo gỡ khó khăn về dòng tiền thông qua cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tương tự như đã triển khai trong giai đoạn dịch Covid-19.
Thông qua đó, các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, chưa có khả năng trả nợ TCTD đúng thời hạn đã thỏa thuận có thể được kéo dài thời gian trả nợ mà không phải chuyển nhóm nợ xấu. Nhờ việc được duy trì, giữ nguyên nhóm nợ, doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục vay vốn phục hồi, duy trì sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn để trả nợ ngân hàng, tạo công ăn việc làm cũng như tiếp tục đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Do chính sách được thực hiện từ nguồn lực của chính TCTD, không sử dụng nguồn chi từ ngân sách nhà nước nên không ảnh hưởng tới cân đối ngân sách cũng như không tác động tới sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Ngoài ra, quá trình thiết kế chính sách được cân nhắc, tính toán kỹ để bảo đảm TCTD thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ (trích lập 100% như trường hợp chuyển nhóm nợ sau khi cơ cấu), tạo bộ đệm tài chính xử lý khi phát sinh rủi ro.
Mặc dù vậy, NHNN cũng cảnh báo, việc cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ xấu tuy giúp khách hàng có điều kiện tiếp cận tín dụng song cũng sẽ mở rộng quy mô dư nợ cấp tín dụng và làm gia tăng mức độ rủi ro tín dụng tập trung vào các khách hàng có mức độ rủi ro cao và tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu.
(责任编辑:La liga)
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Mai Thu Huyền: Tôi chạnh lòng vì phim mình bị ép suất chiếu!
- ·Việt Nam không có ca mắc mới, 1.839 bệnh nhân COVID
- ·Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·Infographics: Phòng dịch Covid
- ·Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt đi lên khi lợi suất hạ nhiệt
- ·Giáo sư Tô Ngọc Thanh và lần bị kiểm điểm vì 'mải học ngoại ngữ'
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Hướng dẫn hàng hóa ra vào khu vực phong tỏa vì COVID
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Jaguar và Land Rover không tham dự VIMS 2016
- ·Nông sản an toàn các vùng miền đổ bộ về thủ đô
- ·Cục Thuế TP.HCM: Hoàn gần 3.700 tỉ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Infographics: Những điều cần biết về diễn đàn hợp tác Á
- ·Đến chiều 12/2, Việt Nam có thêm 2 ca mắc mới COVID
- ·ADB nâng dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Nestlé MILO và Câu lạc bộ FC Barcelona cam kết vì một cuộc sống khỏe mạnh hơn