【giải hạng nhất hà lan】Bước đệm cho "cách mạng" chuyển đổi số ngành giáo dục
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:14:33 评论数:
Bộ GD-ĐT đã xây dựng và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa gần 5.000 bài giảng điện tử e-learning
Ngành giáo dục đã số hóa 23 triệu hồ sơ học sinh và 1,ướcđệmchocáchmạngchuyểnđổisốngànhgiáodụgiải hạng nhất hà lan5 triệu hồ sơ giáo viên
Chuẩn bị cho thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, Bộ GD-ĐT đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục được triển khai trên diện rộng ở tất cả các nhà trường theo hướng sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến, tập trung dữ liệu nhằm tăng hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí đầu tư và nhân lực. Tỷ lệ các trường sử dụng phần mềm quản lý đạt trên 90% và hầu hết sử dụng phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến.
Bộ GD-ĐT đã xây dựng và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa gần 5.000 bài giảng điện tử e-learning có chất lượng; cập nhật hơn 2.000 video các bài giảng trực tuyến trên truyền hình; trên 900 đề án tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng (từ năm 2017 và đến năm 2019); trên 7.500 luận án tiến sĩ; gần 30 nghìn câu hỏi trắc nghiệm và dữ liệu trường học kết nối.
Gần 40% số lượt giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó 29% giáo viên có thể thiết kế bài giảng e-learning hỗ trợ học sinh tự học.
Nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai kho học liệu số dùng chung và đóng góp vào kho học liệu của Bộ. Khoảng 50% cơ sở đào tạo đại học triển khai học tập trực tuyến qua mạng, tỷ lệ học sinh phổ thông học qua truyền hình và trực tuyến đạt khoảng 80%.
Đặc biệt, cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông được triển khai tại 63 sở GDĐT, 710 phòng GDĐT, qua đó đã thu thập được 23 triệu hồ sơ học sinh, 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý từ 53.000 trường học và thông tin về cơ sở vất chất, nhà vệ sinh trường học.
Hệ thống thống kê về giáo dục đại học được triển khai đến nay đã thu thập được 1,3 triệu hồ sơ sinh viên, 94 nghìn hồ sơ giảng viên từ 247 trường đại học, học viên, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm (trên tổng số 536 trường). Đây là cơ sở dữ liệu rất quan trọng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, các nhà trường trên cả nước tích cực triển khai phần mềm quản lý trường học lên trên 40.000 trường, 100% các sở GDĐT, phòng GDĐT đã triển khai hệ thống website giáo dục, thư điện tử và văn bản điện tử tới các đơn vị trực thuộc theo từng mức độ; trên 60% các sở GDĐT triển khai hệ thống họp, hội thảo, tập huấn chuyên môn qua mạng. 100% cơ sở đào tạo có cổng thông tin điện tử, 95% cổng thông tin điện tử của các đơn vị hỗ trợ thiết bị di động; 100% các trường sử dụng thư điện tử để trao đổi công việc.
Cổng thông tin tuyển sinh phục vụ kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, hàng năm đã công khai đề án tuyển sinh của 100% cơ sở đào tạo đại học, qua đó hoàn thành việc đăng ký dự thi và nguyện vọng xét tuyển của thí sinh với hơn 880.000 thí sinh đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia, hơn 650.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học với tổng số hơn 2 triệu nguyện vọng.
Đặc biệt, trong điều kiện dịch Covid-19, học sinh và sinh viên không thể đến trường học tập, Bộ GDĐT đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các sở GDĐT, cơ sở đào tạo tăng cường các hình thức dạy học qua internet và trên truyền hình. Cụ thể, 92/240 cơ sở đào tạo đại học (chiếm 38,3%) đã áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, trong đó 79 cơ sở áp dụng trực tuyến hoàn toàn, 13 cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai dạy học trên truyền hình.
Đầu tư còn hạn chế, thiếu tập trung
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, hiện nay hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin ở địa phương còn thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng (đặc biệt những vùng khó khăn) dẫn đến việc triển khai học trực tuyến chưa đồng bộ giữa các vùng miền, nhất là trong thời gian cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua.
Sự kết nối liên thông dữ liệu giữa hệ thống thông tin quản lý ở một số cơ sở giáo dục, sở GDĐT với Bộ GD-ĐT chưa hiệu quả, chưa thực hiện đồng bộ dữ liệu (mặc dù Bộ GDĐT đã ban hành chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu).
Nguồn kinh phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, dạy học, kiểm tra còn hạn chế, thiếu tập trung. Lực lượng chuyên trách về công nghệ thông tin tại địa phương mỏng, trình độ, năng lực chuyên môn chưa cao.
Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, Bộ GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên; triển khai kết nối liên thông dữ liệu, tích hợp cơ sở dữ liệu ngành vào cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đặc biệt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; đẩy mạnh dạy học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành.
Triển khai hiệu quả hệ thống quản lý học tập qua mạng để bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo phương thức bồi dưỡng thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường.
Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính phủ điện tử theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin trọn gói; xây dựng và triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
TheoDân trí