搜索

【kết quả hang nhất anh】Chưa mặn mà với “cánh đồng lớn”

发表于 2025-01-10 16:14:21 来源:88Point

chua man ma voi canh dong lon

Sự liên kết giữa nông dân và DN chưa được chặt chẽ. Ảnh: ST

CĐL là cách tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác,ưamặnmàvớicánhđồnglớkết quả hang nhất anh liên kết giữa người nông dân với DN, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia.

Lo nông dân bội tín

Ông Nguyễn Minh Đài, Giám đốc Công ty Lúa gạo Minh Gia cho biết: DN đã và đang triển khai xây dựng CĐL với diện tích khoảng 700 ha tại huyện Thới Lai (Cần Thơ). Trong quá trình triển khai, lợi ích đem về cho DN chưa thấy nhưng những khó khăn, vướng mắc lại chất chồng. Rõ ràng nhất chính là việc liên kết giữa các bên tham gia CĐL chưa chặt chẽ. Đặc biệt là việc nông dân không làm đúng theo những điều khoản ký kết trong hợp đồng.

Ông Đài lý giải, theo chủ trương xây dựng CĐL, các bên như DN XK, đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp, người nông dân sẽ cùng làm, bảo đảm liên kết từ đầu vào tới đầu ra. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc trừ sâu,… chỉ làm việc trực tiếp, đứt đoạn với DN XK, nhận đủ số tiền thanh toán từ DN rồi bỏ ngỏ các khâu sau. “Họ không tham gia theo đúng nghĩa cùng làm mà chỉ miễn bán hàng, thu tiền cho xong phần của mình”, ông Đài nói.

Trong khi đó, các hộ nông dân lại sản xuất theo lối manh mún, nhỏ lẻ. Nhiều khi DN phải ký hợp đồng bao tiêu với cả hàng nghìn hộ nông dân chứ không chỉ một vài đại diện. Điều đáng nói hơn cả là, DN ký hợp đồng hỗ trợ nông dân mọi thứ để nông dân bán lúa cho DN nhưng rất nhiều trường hợp, khi giá cả thị trường nhích cao hơn so với giá ký kết một chút, nông dân sẵn sàng bán lúa cho thương lái. Ngược lại, khi giá thị trường có phần thấp hơn giá ký kết, nông dân lại tìm mọi cách dồn bán số lượng lớn cho DN, vượt cả lượng lúa theo ký kết ban đầu. Thực trạng này đẩy DN vào thế bị động, rất khó giải quyết.

Đồng tình với quan điểm này, bà Võ Thị Phỉ, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực-Thủy sản XNK Tấn Vương (An Giang) cho biết: Hiện, DN cũng đang tiến hành tham gia xây dựng CĐL với diện tích khoảng 400 ha và cũng rất đau đầu bởi sự thiếu uy tín của người nông dân. Theo bà Phỉ, DN liên kết với nông dân, ứng vốn, ứng phân bón, thuốc trừ sâu…, thậm chí còn đặt cọc tiền trước để mua lúa của nông dân. Tuy nhiên, tới khi thu hoạch, chỉ cần nghe phong thanh giá thị trường cao hơn giá ký kết với DN là nông dân sẵn sàng bán hết lúa đi. “Hiện, chưa có chế tài nào xử lý triệt để vấn đề này. DN không thể kiện nông dân, mà có kiện cũng chẳng giải quyết được điều gì nên đành chấp nhận”, bà Phỉ nhấn mạnh.

Ngại ưu đãi khó hưởng

Theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ mới ban hành, DN sẽ được hưởng khá nhiều ưu đãi khi tham gia liên kết xây dựng CĐL.

Theo bà Phỉ, chủ trương đề ra là khá đúng đắn, cần thiết. Thực tế DN cũng rất muốn được hưởng những lợi ích đi kèm, ngày càng mở rộng xây dựng CĐL, tiến tới tạo dựng thương hiệu gạo Việt và nâng cao giá trị gạo XK. Tuy nhiên, các điều kiện ràng buộc đang gây khó cho DN.

Cụ thể, đó là điều kiện “DN phải có vùng nguyên liệu đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu nguyên liệu và hệ thống sấy, kho chứa, cơ sở chế biến bảo đảm yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN theo hợp đồng”. Bà Phỉ lý giải, theo như quy định, để được hưởng ưu đãi, sản lượng lúa thu được từ CĐL phải chiếm 50% tổng sản lượng tiêu thụ của DN. Đối với những DN đã tham gia CĐL từ lâu, điều này có thể đạt được. Nhưng đối với DN mới bắt tay vào xây dựng CĐL, điều này gần như không thể. Cụ thể, đối với diện tích 400ha tham gia CĐL của Công ty Tấn Vương, mỗi năm thu được khoảng 2.800 tấn lúa, quy ra gạo là 1.400 tấn. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ bình thường của DN lên tới 70.000-80.000 tấn/năm.

Có thể thấy, sản lượng lúa gạo thu được từ CĐL không chiếm bao nhiêu trên tổng lượng tiêu thụ. Nếu DN nhân rộng diện tích lên tới 4.000 ha, thì một năm DN cũng chỉ thu về khoảng hơn 10.000 tấn gạo, không thể đủ điều kiện để hưởng ưu đãi. Trong khi đó, để quản lý một CĐL, DN phải bỏ ra rất nhiều công sức, huy động toàn bộ nhân lực, vật lực. “Ở giai đoạn này, khi Nhà nước muốn khuyến khích DN tham gia xây dựng CĐL thì nên để DN nào làm được tới đâu, hưởng ưu đãi tới đó, chứ không nên đề ra điều kiện ràng buộc “cứng” như hiện tại”, bà Phỉ nhấn mạnh.

Theo ông Đài, trong số ưu đãi đề ra, DN còn được hỗ trợ một phần kinh phí để đảm bảo vận hành toàn bộ hệ thống tham gia CĐL. Tuy nhiên, nói như thế còn khá chung chung. Điều quan trọng là, kinh phí đến với DN sẽ nhiều gian truân. Ông Đài dẫn chứng, trước đây, để khuyến khích DN tham gia CĐL theo chủ trương của Bộ NN&PTNT, DN cũng được vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi khoảng 4%/năm.

Thực tế thì DN chỉ được hưởng mức lãi suất này trong vài tháng đầu tiên. Sau đó, vì lý do này, lý do kia, vì những thiếu sót rất nhỏ từ phía DN, DN không được hưởng ưu đãi đó nữa. Mức lãi suất cho vay nâng lên tới trên dưới 20%/năm. Thực tế đó khiến DN không đặt nhiều hy vọng, niềm tin vào việc sẽ được hưởng đầy đủ ưu đãi.

Bà Lý Thanh-Giám đốc Công ty TNHH Khiêm Thanh cho rằng: Chủ trương là đúng nhưng cần có lộ trình triển khai cụ thể cho DN. Thêm vào đó, để giải quyết vấn đề chữ tín của người nông dân, chính quyền cấp huyện, xã cần phải vào cuộc sát sao hơn.

Đồng tình với quan điểm này, cả ông Đài và bà Phỉ đều nhấn mạnh: Chính quyền địa phương cần “xắn” tay vào cùng làm với DN, với nông dân, chứ không chỉ đứng bên ngoài quan sát. Cụ thể, chính quyền đứng ra cam kết với nông dân, đảm bảo đầu ra sản phẩm. Cùng với đó, chính quyền cam kết với DN, nông dân sẽ bán lúa cho DN theo đúng hợp đồng. Nếu chính quyền thực sự trở thành cầu nối, đảm bảo sự tin tưởng giữa các bên tham gia CĐL thì hiệu quả từ CĐL sẽ khả thi hơn nhiều.

Ngày 25-10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL. Quyết định nêu rõ, DN sẽ được miễn tiền sử dụng đất hoặc thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn; được ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng XK nông sản hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ; được hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng… Để được hưởng các ưu đãi kể trên, DN phải có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết với các DN khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với mua nông sản của hộ nông dân hoặc tổ chức đại diện của nông dân trong dự án cánh đồng lớn; có vùng nguyên liệu đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu nguyên liệu và hệ thống sấy, kho chứa, cơ sở chế biến bảo đảm yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN theo hợp đồng; có phương án thực hiện các nội dung được ưu đãi, hỗ trợ quy định.

Thanh Nguyễn

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả hang nhất anh】Chưa mặn mà với “cánh đồng lớn”,88Point   sitemap

回顶部