【tỉ sô】Giải bài toán năng suất, biến doanh nghiệp thành trung tâm đổi mới sáng tạo
时间:2025-01-12 18:41:19 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Hiện 90% các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa,ảibàitoánnăngsuấtbiếndoanhnghiệpthànhtrungtâmđổimớisángtạtỉ sô tiềm lực còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo vì vậy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, rào cản.
Đâu sẽ là cơ chế đột phá giúp doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ? Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Tạ Việt Dũng - Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học & Công nghệ - KH&CN) để làm rõ vấn đề này.
PV: Những năm gần đây chúng ta vẫn hay nói về các hoạt động đổi mới sáng tạo, vậy nên hiểu ra sao về khái niệm này?
Ông Tạ Việt Dũng:Việt Nam từng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Luật Chuyển giao công nghệ 2017.
Mặc dù có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về đổi mới công nghệ hay đổi mới sáng tạo, nhưng tựu chung lại, điểm chung nhất của khái niệm này vẫn là tính mới và tính thực tiễn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.
ĐMST có thể mang cả khía cạnh công nghệ và phi công nghệ, trong đó, công nghệ vẫn là cái gốc. Đối với các doanh nghiệp, ĐMST chính là đổi mới sản phẩm (bắt đầu từ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới), đổi mới quy trình (bao gồm quy trình sản xuất, quy trình quản lý dựa trên công nghệ), đổi mới công nghệ, đổi mới cách thức tiếp cận và phát triển thị trường.
PV: Việt Nam đã có đầy đủ các cơ chế chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hay chưa?
Ông Tạ Việt Dũng:Chủ trương và chiến lược thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia được thể hiện trong nhiều Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Trong thời gian qua, Bộ KH&CN đang thực hiện tái cơ cấu các chương trình, nhiệm vụ KHCN với mục tiêu cung cấp các hỗ trợ đồng bộ, từ hoạt động tìm kiếm, xác định nhu cầu công nghệ đến hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ và kết nối đầu tư.
Có thể kể đến các hoạt động như Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.
Bộ KH&CN cũng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia để đưa các nhiệm vụ gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo thuận lợi cho việc mở rộng nguồn vốn, ứng dụng, phát triển, đổi mới công nghệ.
Nhiều điều luật, thông tư, quyết định ra đời trong những năm qua đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý và tạo nên chuỗi hỗ trợ có hệ thống, tập hợp nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ĐMST.
PV: Đến nay, hiệu quả đạt được của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia và các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua ra sao?
Ông Tạ Việt Dũng:Với tinh thần lấy doanh nghiệp làm trung tâm của ĐMST, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, y - dược.
Ví dụ như chọn tạo giống, chế biến sau thu hoạch, chế biến thủy sản, công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ tự động hóa, sản xuất tế bào gốc,... nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, năng lực hấp thu công nghệ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chương trình cũng đặt mục tiêu tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm, hình thành và phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá thành.
Trong 7 năm triển khai (tính từ năm 2013 đến 2020), Chương trình đã nhận được hơn 500 đề xuất, từ đó lựa chọn được 58 đơn vị có năng lực tham gia thực hiện các nhiệm vụ tại hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thông qua Chương trình, hàng trăm quy trình công nghệ đã được các doanh nghiệp hấp thu và làm chủ. Hàng chục bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được đăng ký bảo hộ. Năng suất lao động trung bình cũng tăng mạnh, ở một vài nơi gấp 5,4 lần.
Sản phẩm đầu ra của quá trình đổi mới công nghệ đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài. Doanh thu nhiều doanh nghiệp tăng hơn 2 lần, lợi nhuận tăng khoảng 2,4 lần so với trước.
Nhìn chung, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã đóng góp đáng kể trong việc tạo lập nền tảng thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực hấp thu, làm chủ công nghệ, góp phần hình thành một số sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường.
PV: Ông đánh giá như thế nào về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ĐMST hiện nay? Đâu là giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về ĐMST thời gian tới?
Ông Tạ Việt Dũng: Hiện nay, cơ cấu thể chế và quản lý ĐMST tại Việt Nam bị phân tán với nhiều bên tham gia và hạn chế về việc điều phối. Bộ KH&CN trong nhiều trường hợp không đủ thẩm quyền để giải quyết một số vấn đề chính sách về ĐMST.
Nhiều chính sách hỗ trợ ĐMST mang tính vượt khung luật hiện hành mà không một ngành riêng biệt nào có đủ thẩm quyền giải quyết. Cơ chế chính sách thử nghiệm kiểu “sandbox” chưa thịnh hành và chưa được chấp nhận rộng rãi.
Hoạt động ĐMST và thực thi chính sách, hỗ trợ ĐMST còn phân tán với nhiều bên tham gia. Đôi khi không có sự phối hợp, điều phối và thậm chí còn cạnh tranh với nhau, dễ dẫn đến khả năng trùng lặp và lãng phí nguồn lực.
Việc xây dựng và thực thi chính sách cũng thiếu sự tham vấn của khu vực tư nhân và quy trình phản hồi từ khu vực tư một cách có hệ thống để thiết kế chính sách đi vào đời sống.
Để giải quyết vấn đề này, quản lý nhà nước về ĐMST cần phải được thể chế hóa bằng các Luật KH&CN. Trong đó, tập trung vào việc thống nhất quản lý nhà nước về KHCN và ĐMST, có sự phân công, phân cấp, phối hợp giữa các ngành, các cấp trung ương và địa phương.
Cần chú ý hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ĐMST quốc gia, các hệ thống ĐMST vùng, ngành, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Doanh nghiệp phải có vai trò là trung tâm của hệ thống ĐMST.
Nước ta cần xây dựng, ban hành cơ chế, quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về ĐMST là Bộ KH&CN với các bộ, ngành, địa phương để tạo sự thống nhất, hiệu quả, xuyên suốt trong quản lý.
Việt Nam cũng cần xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy hoạt động ĐMST, hình thành và phát triển hệ thống ĐMST quốc gia phù hợp với điều kiện Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0.
Trong đó, cần chú trọng xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Ngoài ra, phải tháo gỡ các nút thắt, rào cản về luật pháp, chính sách kinh tế, tài chính, thủ tục hành chính đối với hoạt động KHCN và ĐMST.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Trọng Đạt
猜你喜欢
- Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- Những chính sách mới của Mỹ mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành gỗ Việt Nam
- Nhịn ăn gián đoạn gây nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng
- Dễ hỏng mí mắt vì keo dán mi giả
- Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- Việt Nam giữ vững ngôi đầu xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines
- Khai trương nhà mẫu dự án Bcons City
- Online Friday 2024
- Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy