当前位置:首页 > World Cup > 【ca cược 365】Cùng “nhạc trưởng” Chính phủ điều hành nhịp nhàng giá cả thị trường

【ca cược 365】Cùng “nhạc trưởng” Chính phủ điều hành nhịp nhàng giá cả thị trường

2025-01-10 00:59:45 [World Cup] 来源:88Point
Cùng “nhạc trưởng” Chính phủ điều hành nhịp nhàng giá cả thị trường
7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh tư liệu

PV: Từ nay đến cuối năm, theo dự báo có nhiều yếu tố gây áp lực lên lạm phát, như: kinh tế khởi sắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, việc điều chỉnh theo lộ trình các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu… Theo ông, cơ quan quản lý phải tính toán ra sao để khi thực hiện các mục tiêu góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhưng vẫn kiềm chế lạm phát?

Cùng “nhạc trưởng” Chính phủ điều hành nhịp nhàng giá cả thị trường

TS. Lê Quốc Phương: Những dự báo đó quả không sai. Tôi cho rằng, GDP đang có chiều hướng tăng trưởng tốt, GDP tăng trưởng cao sẽ tạo áp lực nhất định lên cầu, cầu tác động đến lạm phát. Có khả năng kinh tế thế giới 6 tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn 6 tháng đầu năm. Một số ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển đã đánh tín hiệu rằng họ bắt đầu giảm lãi suất điều hành.

Căn cứ tín hiệu này, cầu của thế giới sẽ tăng mạnh hơn 6 tháng đầu năm. Đầu tư, thương mại của thế giới cũng tăng mạnh hơn. Tất cả các yếu tố đó dẫn đến giá cả thế giới vẫn tăng sức ép lên lạm phát của chúng ta.

Tăng lương không tác động quá nhiều đến chỉ số CPI

Chúng ta nhìn vào mức tăng lương 30%, kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ ra, mức tăng lương 6 tháng cuối năm ước khoảng 16 nghìn tỷ đồng, mỗi tháng khoảng 3 nghìn tỷ đồng là con số không lớn. Do đó, việc tăng lương không tác động quá lớn đến cầu tiêu dùng, cũng như không tác động quá nhiều đến chỉ số CPI. TS. Lê Quốc Phương

Ngoài ra, trong cuối năm, có khả năng các mặt hàng Nhà nước đang quản lý hiện nay đó là: giá điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục sau nhiều năm trì hoãn theo lộ trình. Đối với giá điện 6 tháng đầu năm không tăng mà Chính phủ cho phép 3 tháng tăng một lần dưới 5%. Dịch vụ y tế, vẫn tăng theo lộ trình và dịch vụ giáo dục (học phí). Học phí năm 2023 không tăng, nên khả năng cuối năm những mặt hàng này sẽ được điều chỉnh tăng. Đó là các yếu tố chính gây áp lực lên lạm phát cuối năm. Những yếu tố gây áp lực lên lạm phát hay các yếu tố có thể kéo giảm lạm phát đều được các cơ quan chức năng tính toán đến trong điều hành. Với kinh nghiệm trong điều hành thời gian qua, tôi tin rằng chúng ta sẽ kiểm soát được lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra

PV: Những yếu tố thuận lợi có thể giúp giảm đà tăng của lạm phát, theo ông đó là gì?

TS. Lê Quốc Phương:Chúng ta vẫn có điểm thuận lợi trong điều hành đó là: Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Minh chứng bằng các chỉ số: Bội chi ngân sách nhà nước thấp, nợ công, nợ chính phủ trong ngưỡng cho phép, tỷ giá có tăng nhưng không quá cao so với các nước. Các chỉ số kinh tế vĩ mô tạo dư địa kiềm chế lạm phát.

Ngoài ra, nhờ thời tiết thuận lợi, cung hàng hóa tương đối dồi dào, lương thực, thực phẩm không thiếu, không gây nên đột biến về giá, trừ các trường hợp thật đặc biệt. Do đó, tôi cho rằng, cân nhắc cả các yếu tố gây áp lực lên lạm phát 6 tháng cuối năm và cả các yếu tố thuận lợi, lạm phát 6 tháng cuối năm, nếu có tăng cũng không tăng nhiều. Do đó lạm phát cả năm tính bình quân năm 2024 sẽ nhiều khả năng đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra.

PV: Nhìn vào các chỉ tiêu của những tháng đầu năm do Tổng cục Thống kê công bố, có thể thấy là tiêu dùng nội địa tăng thấp chính là nguyên nhân giữ đà tăng của lạm phát. Ông dự đoán ra sao cho những tháng còn lại của năm?

TS. Lê Quốc Phương:Đúng là 7 tháng qua, tiêu dùng nội địa tăng thấp. Cầu tiêu dùng thể hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa không cao, giảm so với năm ngoái.

Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,8%). Đây là mức tương đối thấp. Tăng chủ yếu do lĩnh vực dịch vụ, du lịch và ăn uống. Tính riêng tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng tăng thấp, cho thấy nhu cầu thực tiêu dùng hàng hóa không cao.

Như vậy 6 tháng cuối năm liệu có tăng? Tôi cho rằng, GDP tăng trưởng sẽ thúc đẩy cầu tiêu dùng, nhưng với tình hình hiện nay, mức tăng cũng sẽ không lớn, đặc biệt là mức bán lẻ hàng hóa.

Như tôi đã nói ở trên, 6 tháng cuối năm, CPI có thể tăng chút nhưng không nhiều.

PV:Dù vậy, dư luận vẫn lo ngại lạm phát tăng vào cuối năm do có thể điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục sau nhiều năm “lỡ hẹn”, điều chỉnh giá điện hay giá cả tăng theo quy luật và dịp Tết. Ông nhận định ra sao về điều này và cần có giải pháp gì để hóa giải những lo ngại trên?

TS. Lê Quốc Phương: Chính phủ đã vào cuộc và chỉ đạo cố gắng để việc tăng lương không ảnh hưởng làm tăng giá bất hợp lý. Điều này đã được minh chứng khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 không tăng quá cao. Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo phải kiểm soát giá thông qua niêm yết giá, kiểm tra kiểm soát giá cả.

Việc tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý phải được các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ. Các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp và cùng “nhạc trưởng” là Chính phủ để khi điều chỉnh tăng giá điện, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục ở các địa phương không xảy ra đồng thời, tránh hiện tượng cộng hưởng về giá.

Tôi cho rằng, 2 kịch bản từ nay tới cuối năm, cụ thể đó là: Trong trường hợp, các nền kinh tế lớn giữ nguyên lãi suất hoặc hạ chậm, kinh tế thế giới tiếp tục trì trệ, giá hàng hóa thế giới không tăng, CPI bình quân cả năm tăng khoảng 4%. Nếu trường hợp các nền kinh tế lớn hạ lãi suất, kinh tế thế giới khởi sắc, giá hàng hóa thế giới tăng nhẹ, CPI bình quân cả năm vượt 4%.

PV: Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读