发布时间:2025-01-25 18:10:33 来源:88Point 作者:La liga
. |
Việt Nam đã cam kết thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc,ệtNamlồngghépcácmụctiêupháttriểnbềnvữngtrongchínhsáchpháttriểnquốxem lại trận gồm 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể. Vào năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030, xác định đến 2020, lồng ghép đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào nội dung Chiến lược phát triển kinh tếxã hội giai đoạn 2021-2030.
Trong những năm qua, quan điểm phát triển bền vững đã được lồng ghép xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, cụ thể hóa trong các chiến lược, kế hoạch và chính sách trên tất cả các ngành, lĩnh vực như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia thực hiện tăng trưởng xanh, và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm qua đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đặc biệt là các chỉ tiêu: Tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam giảm từ 9,9% năm 2015 xuống còn dưới 7% năm 2017; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,4% năm 2017; Tỷ lệ học sinh hoàn thành giáo dục tiểu học là 99,7% năm học 2016-2017; Hơn 99% các hộ gia đình Việt Nam đã được tiếp cận với điện năm 2016; Tăng trưởng GDP từ năm 2015- 2018 đạt tương ứng 6,7% - 6,2% - 6,8% - 7,08%.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 là rất quan trọng. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá và lựa chọn những mục tiêu phù hợp để lồng ghép trên cơ sở đánh giá tổng quan kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 và các Chiến lược phát triển ngành; phân tích kết quả đạt được, hạn chế và những khoảng trống/khoảng cách so với mục tiêu đã đề ra.
Theo Báo cáo “Rà soát quốc gia tự nguyện thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam”, trong giai đoạn thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) trước đây, Việt Nam có 3/8 mục tiêu đạt trước thời hạn về giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và về bình đẳng giới; giảm 3/4 tỷ lệ tử vong mẹ, gần 2/3 tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuồi vào năm 2015 so với năm 1990; đạt thành tựu trong ngăn chặn lây lan bệnh dịch HIV/AIDS, lao, sởi. Việt Nam cũng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ.
Một trong những bài học quan trọng được rút ra từ thành công của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi là: Việt Nam đã lựa chọn được các phương thức đúng đắn để “quốc gia hóa” MDG, trong đó, việc thực hiện lồng ghép các Mục tiêu Phát triển bền vững vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của địa phương và của các ngành/lĩnh vực được coi là bước đi sáng tạo. Kinh nghiệm thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam còn cho thấy, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm là cơ chế tốt nhất cho phép gắn kết các mục tiêu phát triển với các nguồn lực để hiện thực hóa các mục tiêu này.
Những bài học thành công này vẫn còn nguyên giá trị đối với việc triển khai các các Mục tiêu Phát triển bền vững trong Chương trình nghị sự2030.
Việt Nam đã quốc gia hóa Chương trình nghị sự2030 của toàn cầu thành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của quốc gia.
Kế hoạch hành động quốc gia đưa ra nhiệm vụ “Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, các chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan. Đến năm 2020, lồng ghép đầy đủ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào nội dung Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, các quy hoạch phát triển của ngành và địa phương giai đoạn 2021-2030”.
Trên thực tế, quan điểm phát triển bền vững được lồng ghép xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020. Nhiều mục tiêu phát triển bền vững đã và đang được tích hợp vào trong hệ thống chính sách phát triển quốc gia, từ luật, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình hành động của các bộ, ngành và địa phương.
Các mục tiêu phát triển bền vững sẽ tiếp tục được xem xét lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 cũng như trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Việt Nam trong thời gian tới.
相关文章
随便看看