您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kết quả giải pháp hôm nay】Kết nối giao thông Gia Lai

Cúp C12312人已围观

简介Cần Thơ ban hành Chương trình hành động về giải ngân vốn đầu tưcôngUBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Chư ...

Cần Thơ ban hành Chương trình hành động về giải ngân vốn đầu tưcông

UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Chương trình hành động về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.

Tính đến ngày 26.7.2020,ếtnốigiaothôkết quả giải pháp hôm nay giải ngân vốn đầu tư công của TP.Cần Thơ đạt tỷ lệ 19,66%.

Mục tiêu của Chương trình là nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành các dự ántrọng điểm và giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 (bao gồm cả vốn kéo dài những năm trước chuyển sang); góp phần phục hồi kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân trong bối cảnh cả nước đang quyết liệt phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo các ngành, các cấp thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các công trình/dự án đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2020 và các công trình /dự án có vốn kéo dài từ năm 2018, 2019 sang năm 2020. Xây dựng kế hoạch tiến độ cụ thể để triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trình; báo cáo tiến độ thực hiện và giải ngân định kỳ: 15 ngày/lần đối với các công trình đang triển khai thi công; 7 ngày/lần đối với các công trình khởi công mới, chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và chủ đầu tư để giải quyết nhanh các thủ tục của dự án; quan tâm thực hiện tốt công tác lựa chọn nhà thầu (từ tư vấn giám sát, thiết kế, thi công) để chọn được nhà thầu thật sự có năng lực, kinh nghiệm. Trong đó: Thời gian thực hiện thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thị công- dự toán tối đa không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ do chủ đầu tư trình. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung nội dung, giao cơ quan thẩm định có ý kiến gửi về chủ đầu tư trong vòng 15 ngày làm việc.

Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ của các đơn vị tư vấn và chủ đầu tư tối đa 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản góp ý của cơ quan thẩm định.

Thời gian thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối đa 7 ngày làm việc, trường hợp cần phải chỉnh sửa nội dung, giao cơ quan thẩm định có ý kiến gửi về chủ đầu tư trong vòng 5 ngày làm việc.

Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ của chủ đầu tư tối đa 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản góp ý của cơ quan thẩm định.

Thực hiện thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án trong thời hạn tối đa 4 ngày, kể từ ngày có khối lượng nghiệm thu theo quy định.

Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình hành động về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 TP. Cần Thơ là đưa nội dung đánh giá kết quả giải ngân vốn đầu tư công vào nội dung đánh giá kết quả thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu, làm cơ sở đánh giá cuối năm.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ, tính đến ngày 26/7/2020, giải ngân vốn đầu tư công của thành phố là 1.605,759/8.163,572 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 19,66%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem xét đề xuất cân đối vốn cho Dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xem xét đề xuất cân đối vốn cho Dự án giai đoạn 2021-2025.

Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 6339/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xem xét đề xuất cân đối vốn cho Dự án giai đoạn 2021-2025.

Tỉnh ủy Lạng Sơn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn thực hiện theo ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 4327/VPCP-CN ngày 1/6/2020 của Văn phòng Chính phủ.

Cụ thể, tại văn bản số 4327/VPCP-CN, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khả năng hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho Dự án; chủ động quyết định lựa chọn phương án đầu tư tối ưu phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn, bảo đảm yêu cầu kinh tế-kỹ thuật, hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí và đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 phương án đầu tư Dự án thành phần cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng.

Đối với phương án 1, dự án sẽ đầu tư xây dựng quy mô 4 làn hoàn chỉnh, nền đường rộng 22 m, chiều dài 43 km, tổng mức đầu tư 8.790 tỷ đồng (nhà đầu tư 1.750 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương hỗ trợ 2.160 tỷ đồng, vốn vay thương mại 3.400 tỷ đồng).

Đối với phương án 2, thực hiện giải phóng mặt bằng quy mô 22m, trong đó, đầu tư đoạn Km 1+800-Km 17+420 (nút giao QL.4B), quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 13,5m; đoạn Km 17+420-Km 44+750, quy mô 4 làn hạn chế, nền đường rộng 17,5m, tổng mức đầu tư 5.947 tỷ đồng (nhà đầu tư 1.600 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương 1.347 tỷ đồng, vốn vay thương mại 2000 tỷ đồng).

Để có cơ sở lựa chọn phương án tối ưu, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị nghiên cứu bổ sung phương án phân kỳ: giải phóng mặt bằng và đầu tư nền, công trình theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh rộng 22 m, phân kỳ đầu tư mặt đường theo quy mô 17,5 m và 13,5 m như đề xuất của tỉnh Lạng Sơn (tương tự như tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai đoạn Yên Bái-Lào Cai). Phương án này sẽ thuận lợi và tiết kiệm trong việc đầu tư mở rộng giai đoạn theo quy mô hoàn chỉnh, nhất là tại các vị trí đào sâu, đắp cao.

Theo chủ trương đầu tư ban đầu của Bộ Giao thông vận tải, Dự án xây dựng đường cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng được xây dựng quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, sử dụng nguồn vay vốn thương mại. Song trước nguy cơ có thể gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn và giao cho UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, việc triển khai Dự án gặp nhiều khó khăn khi các nhà tài trợ vốn từ chối cho vay với quy mô đầu tư ban đầu do lo ngại không thể hoàn được vốn.

Gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến cuối năm 2023

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Theo đó, thời gian thực hiện Dự án được điều chỉnh lại với các mốc: khởi công quý III/2014; hoàn thành ngày 31/12/2023, làm cơ sở để hoàn thành thủ tục gia hạn Thỏa thuận tài trợ khung và Hiệp định vay vốn Ngân hàngPhát triển châu Á (ADB) lần 2 số 3391 – VIE.

Thi công xây dựng cầu Bình Khánh thuộc Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Các nội dung khác tại sẽ được xem xét, quyết định sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sử dụng vốn dư của Hiệp định 3391 – VIE và các công việc khác có liên quan trong Dự án đã nêu tai Quyết định số 1131/QĐ – TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.

Trước đó, tại Quyết định số 1131, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án “Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành”, vay vốn ADB và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để gia hạn thời gian thực hiện Dự án đến ngày 31/12/2023.

Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành được Thủ tướng phê duyệt danh mục với tổng mức đầu tư xây dựng là 1.607,4 triệu USD để xây dựng toàn bộ tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 57,8 km. Dự án sử dụng vốn đồng tài trợ của ADB và Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng Chính phủ Việt Nam. Bộ GTVT là cơ quan chủ quản Dự án; Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư.

Theo kế hoạch, Dự án phải hoàn thành vào ngày 30/6/2019, tuy nhiên do các lý do khách quan, chủ quan, nhiều gói thầu xây lắp trong đó có các gói thầu sử dụng vốn vay ADB chưa thể hoàn thành. Trong trường hợp được gia hạn các khoản vay ADB và được bố trí đủ nguồn vốn ngân sách, Dự án chỉ còn thể hoàn thành nhanh nhất là vào quý II/2023.

Được biết, khoản vay 3391-VIE (khoản vay số 2) và khoản vay 2730-VIE (khoản vay số 1 - đã đóng) thuộc Thỏa thuận tài trợ khung MMF 0053-VIE với ADB cam kết khoản vay 636 triệu USD. Thỏa thuận tài trợ khung sẽ hết hiệu lực vào ngày 14/12/2020. Do vậy Dự án cần gia hạn thời gian thực hiện để có cơ sở gia hạn hiệu lực Thỏa thuận tài trợ khung đến  ngày 31/12/2023 để làm cơ sở gia hạn thời hạn giải ngân khoản vay 3391-VIE trị gá 286 triệu USD đến ngày 31/12/2023.  

Phú Yên duyệt nhiệm vụ quy hoạch dự án Biển Hồ - Đá Bia

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị và du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng Biển Hồ-Đá Bia.

Theo Quyết định phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên, có vị trí địa lý tại xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. Phía Đông giáp quốc lộ 1 và núi Đèo Cả; phía Tây giáp đồi núi và đường khu vực, phía Nam giáp núi Đèo Cả, phía Bắc giáp khu dân cư Hảo Sơn Bắc. Quy mô diện tích lập khu vực quy hoạch khoảng 338,4 ha, bao gồm các khu chức năng: Khu đô thị mới khoảng 46,8ha, Khu dân cư hiện hữu chỉnh trang khoảng 10,9ha và khu du lịch sinh thái văn hóa-nghỉ dưỡng khoảng 280,7ha.

Mục tiêu lập quy hoạch cụ thể hóa đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, khai thác những lợi thế và cảnh quan thiên nhiên, điểm di tích, quỹ đất phát triển sinh thái và nghỉ dưỡng, du lịch và dịch vụ; Phát triển mô hình khu nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp du lịch về văn hóa, hình thành khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng đồng bộ, hiện đại về cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tạo cơ sở để triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 và thu hút nguồn lực đầu tư, xác định các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị và khu du lịch sinh thái, đầu tư đồng bộ hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch được duyệt.

Trên cơ sở đó, quyết định cũng nêu lên tính chất và chức năng lập quy hoạch, trong đó, chức năng là khu vực chức năng bao gồm các tổ hợp chính: Khu đô thị, du lịch, văn hóa, nghỉ dưỡng và sân golf 18 lỗ. Khu đô thị gồm các chức năng ở: công cộng, dịch vụ đô thị, tiện ích xã hội; Cây xanh, mặt nước, cảnh quan, không gian mở; Khu đầu mối hạ tầng kĩ thuật, giao thông và bãi đỗ xe.

Khu du lịch sinh thái văn hóa, nghỉ dưỡng bao gồm: tượng đài vua Lê Thánh Tông, tuyến hành hương bằng thuyền và cáp treo kết nối các điểm tâm linh: Tượng đài vua Lê Thánh Tông-Đèn Trình- Đền Hạ- Đền Thượng-Đá Bia.

Khu nghỉ dưỡng bao gồm: condotel; biệt thự nghỉ dưỡng làng quê xưa; biệt thự nghỉ dưỡng thiền định; biệt thự nghỉ dưỡng 5 bán đảo; biệt thự nghỉ dưỡng nổi trên mặt nước; biệt thự nghỉ dưỡng làng Chăm-Phú Yên.

Ở hạng mục sân golf, bao gồm sân golf 18 lỗ, nhà câu lạc bộ, biệt thự nghỉ dưỡng sân golf. Các chức năng du lịch và tiện ích khác: Khu đón tiếp hoàng thành Thăng Long, quảng trường Trống Đồng; Cầu kính ngắm phong cảnh tại núi Đá Bia… Với khu đô thị, mật độ xây dựng tối đa cho phép là 60%, dân số khoảng 11.000 người; Khu sinh thái nghỉ dưỡng mật độ xây dựng tối đa là 25%...

Nguồn vốn quy hoạch từ nguồn tài trợ của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam. Quyết định cũng nêu rõ, việc Tổng Công ty tài trợ kinh phí và lập quy hoạch là hoàn toàn tự nguyện mà không có sự ràng buộc về nghĩa vụ tài chính và các quyền lợi khác đối với tỉnh. Dự toán kinh phí lập quy hoạch là hơn 4,7 tỷ đồng.

Xây dựng tuyến giao thông kết nối liên vùng 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

UBND tỉnh Gia Lai cho biết, lãnh đạo 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk vừa có buổi làm việc về chủ trương xây dựng tuyến giao thông kết nối liên vùng giữa 2 tỉnh. 

Tại buổi làm việc, lãnh đạo 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk đã trao đổi về chủ trương xây dựng tuyến giao thông kết nối liên vùng giữa 2 tỉnh là đường tỉnh 668 (thị xã Ayun Pa, Gia Lai) và đường tỉnh 695 (huyện Ea H'leo, Đắk Lắk ).

Tuyến giao thông sẽ kết nối liên vùng giữa 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Theo đó, thống nhất cơ quan đầu mối tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng dự án là tỉnh Đắk Lắk, sau khi dự án được chấp thuận phê duyệt sẽ phân chia dự án thành phần trên địa bàn từng tỉnh để tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan như quy mô xây dựng, tổng mức đầu tư và hướng tuyến, giải phóng mặt bằng cũng được bàn bạc cụ thể. Theo đó, tổng chiều dài toàn tuyến là 45km, tại địa phận tỉnh Gia Lai có chiều dài 16km và địa phận Đắk Lắk có chiều dài 29km. Đây là công trình cấp III với bề rộng nền đường là 9m, mặt đường rộng 7m.

Dự kiến tổng mức đầu tư toàn tuyến khoảng 669 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Gia Lai là 239 tỷ, tỉnh Đắk Lắk là 374 tỷ. Dự án sẽ sử dụng nguồn vốn do ngân sách Trung ương hỗ trợ và nguồn ngân sách tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk .

Theo UBND tỉnh Gia Lai, qua buổi làm việc, lãnh đạo 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk đều thống nhất cao về chủ trương và sự cần thiết chuyển 2 tuyến đường tỉnh lên quốc lộ sau khi hoàn thành dự án.

Theo lãnh đạo 2 địa phương, việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh và phát huy hiệu quả đầu tư của các tuyến quốc lộ; là trục nối các quốc lộ 16, quốc lộ 25, đường Hồ Chí Minh và đường Trường Sơn Đông.

Tại cuộc họp, lãnh đạo 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan của 2 tỉnh sẽ có sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ để sớm hoàn thiện các văn bản, thủ tục trình các cơ quan có thẩm quyền.

Khởi động giai đoạn II hơn 1.500 tỷ đồng của KCN sinh thái Nam Cầu Kiền 

Ngày 1/8, Lễ khởi công xây dựng tổ hợp công trình của giai đoạn II KCN Nam Cầu Kiền đã diễn ra thành công.

KCN Nam Cầu Kiền được bắt đầu xây dựng từ năm 2008, đến nay đã hoàn thành việc khai thác đầu tư giai đoạn I rộng 103 ha, thu hút được 55 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệphiện hữu trong KCN Nam Cầu Kiền đã tạo lập mối quan hệ cộng sinh, hệ sinh thái sản xuất kinh doanh liên thông nhiều tầng, cùng phát triển theo tiêu chí của kinh tế tuần hoàn, đem lại giá trị gia tăng bền vững.

Khởi công xây dựng các công trình thuộc giai đoạn II KCN Nam Cầu Kiền rộng 160 ha. Ảnh: Thu Lê

Giai đoạn II của KCN Nam Cầu Kiền có quy mô 160 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng được khởi động thực hiện bằng sự kiện khởi công xây dựng tổ hợp công trình trọng điểm.

Tổ hợp công trình này bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật tiện ích như Module 2 nhà máy xử lý nước thải, trung tâm vận hành hệ thống viễn thông, hệ thống đầu mối cấp nước kiê phòng cháy chữa cháy... và đặc biệt là vườn Nhật – được ví như trái tim của dải công viên kết nối Giai đoạn I và II của Dự án KCN Nam Cầu Kiền.

Khu vườn Nhật có tên là Kyousei-no-niwa được xây dựng trên diện tích hơn 30.000 m2, được thiết kế và giám sát thi công bởi các kỹ sư người Nhật và Việt Nam. Khu vườn được bố trí bao trùm lên khuôn viên nhà máy xử lý nước thải và các hồ chức năng kết nối với công viên dọc  kênh đào trung tâm.

“Khu vườn được tạo ra với ý nghĩa thay cho lời cảm ơn tới cộng đồng các nhà đầu tư Nhật Bản đã và sẽ đến chung tay cùng xây dựng KCN sinh thái Nam Cầu Kiền. Khu vườn sẽ góp phần lan tỏa, tạo nên một cộng đồng Nhật Bản thu nhỏ ngay chính KCN Nam Cầu Kiền, cũng như gia tăng tình hữu nghị hợp tác giữa các doanh nghiệp, doanh nhânhai nước”, đại diện chủ đầu tư khẳng định tại buổi lễ.

Hai liên danh so kè tại Dự án PPP cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn

Cả hai liên danh nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển đều đã mua hồ sơ mời thầu Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn theo hình thức PPP.

Theo kế hoạch, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời gian từ 13/11 - 18/11/2020; tiến hành đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng trong tháng 12/2020.

Theo kế hoạch, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời gian từ 13/11 - 18/11/2020; tiến hành đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng trong tháng 12/2020.

Theo thông tin từ Ban quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông - Vận tải), tính đến trưa ngày 31/7, hai liên danh nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn theo hình thức PPP là Liên danh Licogi 16 - Phước Điền - FECON - Công ty CP Hạ tầng và phát triển đô thị FECON - Công ty 468 và Liên danh Cienco4 - Xây dựng Hòa Bình - Thuận An - Tân Thành Đô - Giao thông 18 đều đã đến mua hồ sơ mời thầu.

Trước đó, trong thông báo gửi các nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển, Ban quản lý dự án 2 cho biết là sẽ bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu từ 13h30 ngày 21/7/2020.

Được biết, phương thức lựa chọn nhà đầu tư cho Dự án PPP đường cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ. Giá bán một bộ hồ sơ mời thầu được quy định là 20 triệu đồng. Các nhà đầu tư sẽ có 60 ngày để nghiên cứu các yêu cầu tại hồ sơ mời thầu, trước khi nộp hồ sơ dự thầu theo quy định.

Theo kế hoạch, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời gian từ 13/11 - 18/11/2020; tiến hành đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng trong tháng 12/2020.

Tại Nghị quyết số 20/2018/NQ – CP, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông - Vận tải bổ sung vào dự thảo hợp đồng dự án trong hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định “Nhà đầu tư vi phạm hợp đồng trong trường hợp sau 6 tháng không ký được hợp đồng tín dụng với ngân hàng, tổ chức tín dụng đủ phần vốn vay theo quy định để triển khai dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng và hợp đồng hết hiệu lực”.

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn có chiều dài 43 km với điểm đầu tại Km337+000 sau vị trí giao đường Nghi Sơn - Thọ Xuân, thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; điểm cuối tại Km380+000 (nút giao với đường Nghi Sơn - Bãi Trành), thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Dự án được thiết kế theo quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, tổng mức đầu tư dự kiến là 5.363 tỷ đồng (vốn hỗ trợ của Nhà nước là 2.003 tỷ đồng, vốn tư nhân là 3.360 tỷ đồng), thời gian xây dựng là 2 năm, thời gian hoàn vốn là 17 năm 7 tháng.

Tags:

相关文章