【trận bilbao】Nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản

 人参与 | 时间:2025-01-26 09:06:08

Sử dụng chất nổ,ấmsửdụngchấtnổxungđiệnchấtđộcngưcụcấmđểkhaithcthủysảtrận bilbao xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi, phá hủy nơi sống, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản là hành vi vi phạm pháp luật.

Ngành chức năng cùng phối hợp kiểm tra tàu ghe, kịp thời ngăn chặn, xử phạt và tuyên truyền người dân không sử dụng dụng cụ bị cấm đánh bắt thủy sản. (Ảnh chụp trước khi thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ).

Việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản rất nguy hiểm, không chỉ có tính hủy diệt, tận diệt nguồn lợi thủy sản, gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường mà còn có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Do đó, việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản bị pháp luật nghiêm cấm theo các quy định như: Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7//2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Luật Thủy sản số 18/2017/QH14.

Như vậy, việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản là hành vi trái pháp luật, đã bị pháp luật nghiêm cấm và bị xử lý theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực thủy sản, cụ thể:

1. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản (trích Điều 28, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

- Hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m.

- Hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài phạt tiền, tùy hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm còn phải áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng.

2. Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản (trích Điều 27, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

- Hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài phạt tiền, tùy hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm phải áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng.

Một số nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản vùng nội địa (Trích Phụ lục II Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018)

- Nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản tại vùng nội địa: Nghề lồng xếp (lờ dây, bát quái, lừ, dớn...); nghề đăng, đáy, te, xiệp, xịch, xăm.

- Ngư cụ cấm sử dụng khai thác nguồn lợi thủy sản ở vùng nội địa có kích thước mắt lưới tại bộ phận tập trung cá nhỏ hơn kích thước quy định:

3. Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản (trích Điều 29, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

- Hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm phải áp dụng các hình thức phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng đối với trường hợp có Giấy phép khai thác thủy sản, tịch thu chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc và thủy sản khai thác. Đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Bên cạnh đó, hành vi “Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản” cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” theo quy định tại Bộ luật Hình sự và Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 khi thuộc một trong các trường hợp: “Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về một trong các hành vi quy định tại Điều này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Với mục đích tuyên truyền, phổ biến đến người dân nắm các quy định của pháp luật, hiểu tác hại khi sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản, hạn chế tiến đến chấm dứt các hành vi vi phạm. Hàng năm, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Hậu Giang (gọi tắt là Ban chỉ đạo tỉnh) đã chỉ đạo Sở NN&PTNT thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị triển khai văn bản luật, phát tờ gấp, tuyên truyền trên báo, đài… Cụ thể, năm 2020 Sở NN&PTNT đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức 26 cuộc hội nghị triển khai các quy định của Luật Thủy sản cho đối tượng là các trưởng, phó, hội viên chi hội nông dân; phát hơn 6.000 tờ gấp tuyên truyền về các hành vi nghiêm cấm và hình thức xử phạt trong lĩnh vực khai thác thủy sản cho người dân; xây dựng 3 các pano tuyên truyền…

Mặc dù, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhưng tình trạng người dân sử dụng xung điện, nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra, nhất là hành vi sử dụng xung điện để khai thác thủy sản, đây là hành vi khai thác không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người, bởi công suất điện năng cao như trường hợp bị điện giật tử vong khi kéo điện sinh hoạt từ nhà ra vườn hơn 100m xuyệt cá trên mương ruộng lúa ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp. Hay trước đó 1 năm, trên địa bàn xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thanh niên P. bị điện giật trong kênh rừng tràm khi thực hiện hành vi đánh bắt cá bằng xung điện (điện bình).

Song song với công tác tuyên truyền, thời gian qua lực lượng chức năng đã tổ chức các cuộc tuần tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các tuyến sông, kênh, rạch, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra. Đối tượng vi phạm chủ yếu là người địa phương, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phần lớn sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản với mục đích cải thiện bữa ăn gia đình, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ dụng cụ và thông qua tuyên truyền tại chỗ người vi phạm hiểu được hành vi vi phạm và cam kết không thực hiện. Nhưng cũng có những trường hợp sẵn sàng vứt bỏ các dụng cụ kích điện xuống nước để phi tang, bỏ chạy... Ngoài ra, các đối tượng thường hoạt động về ban đêm, địa bàn thông thuộc, mang tính tự phát, khai thác ở các khu vực sông ngòi, ao hồ, kênh… xa khu dân cư. Việc chế tạo, sử dụng, mua bán kích điện rất đơn giản, hầu hết là tự chế, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, Ban chỉ đạo tỉnh khuyến cáo người dân tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để đánh bắt thủy sản. Khi phát hiện trường hợp sử dụng điện để đánh bắt thủy sản, đề nghị người dân báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý theo quy định. Mọi người dân cùng chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản vì cuộc sống hôm nay và mai sau.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh, qua các đợt kiểm tra năm 2020, đoàn kiểm tra đã tịch thu được 129 bộ công cụ kích điện, vận động nộp được 33 công cụ kích điện, 245 ngư cụ cấm; khởi tố 1 trường hợp với hình thức cải tạo không giam giữ 12 tháng; tổng số tiền phạt là 339 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2021, Ban chỉ đạo tỉnh đã tuyên truyền, vận động người dân giao nộp 4 bộ dụng cụ kích điện; phát hiện 15 vụ, 15 đối tượng sử dụng kích điện để đánh bắt nguồn lợi thủy sản. Trong đó, đã tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành 4 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 16 triệu đồng, tịch thu 15 dụng cụ kích điện; nhắc nhở 2 trường hợp; củng cố hồ sơ 8 vụ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

 

Bài, ảnh: TRÚC LINH

顶: 4224踩: 71761