当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【ltd gh】Hớn Quản đột phá ứng dụng công nghệ cao

Phát triển cây ăn trái an toàn

Với hơn 50 ha cây ăn trái được quy hoạch thành vùng chuyên canh tập trung,ớnQuảnđộtphaacuteứngdụngcocircngnghệltd gh thời gian qua cấp ủy, chính quyền xã Tân Hiệp đã chủ động xây dựng mô hình cây ăn trái theo hướng hữu cơ sinh học. Việc ứng dụng công nghệ cao tại các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Trong đó, bưởi da xanh được lựa chọn là sản phẩm tiêu biểu để xây dựng thương hiệu.

Mô hình dưa lưới công nghệ cao của gia đình anh Phùng Xuân Lộc (bìa phải), ấp Đồng Tân, xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao

Ông Trần Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp nhấn mạnh: Trên cơ sở Kế hoạch số 222/KH-UBND, cấp ủy, chính quyền xã đã xây dựng kịch bản cho từng loại cây trồng. Trong đó, cây ăn trái được xem là cây trồng chủ lực. Xã đã và đang xây dựng chương trình OCOP với bưởi da xanh.

Còn tại Đồng Nơ cũng có thế mạnh về cây ăn trái, xã đã lựa chọn 3 loại cây trồng là sầu riêng, chôm chôm và măng cụt để xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ, an toàn và ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, sầu riêng được xem là cây trồng chủ lực. Theo Phó chủ tịch UBND xã Đồng Nơ Hoàng Sơn Đông, theo triển khai của cấp trên và xã đẩy mạnh tuyên truyền, hiện hầu hết các trang trại cây ăn trái trên địa bàn xã Đồng Nơ đều áp dụng quy trình chăm sóc cây trồng theo hướng hữu cơ sinh học.

Huyện ủy đã thành lập ban chỉ đạo, UBND huyện ban hành kế hoạch và thành lập tổ công tác phân công từng vai, từng việc để thực hiện tốt cho cả nhiệm kỳ 2020-2025. Năm 2021, huyện tập trung xây dựng 3 mô hình: rau hữu cơ, lúa hữu cơ và sầu riêng hữu cơ. Năm 2022 là 3 mô hình gà thảo dược, cây có múi và chăn nuôi kết hợp trồng trọt theo hướng hữu cơ (VAC). Năm 2023, đánh giá 6 mô hình và tiếp tục triển khai 2 mô hình nuôi vịt bằng thức ăn thảo dược và lúa 3 tăng - 3 giảm. 2 năm còn lại tổ chức nhân rộng các mô hình hiệu quả trong toàn huyện.

Bà Phan Thị Kim Oanh
Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản


Phát triển vườn cây ăn trái an toàn là xu thế tất yếu để sản phẩm có chỗ đứng trong quá trình hội nhập. Mục tiêu của huyện Hớn Quản đề ra là đến năm 2025, nâng tỷ lệ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ của huyện lên 10%. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư ban đầu hơi cao so với mặt bằng chung nên để đạt mục tiêu, chắc chắn phải có cách làm phù hợp. Ông Hoàng Sơn Đông tâm tư: “Dù đây là xu hướng canh tác được khuyến khích nhưng do giá đầu ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chưa được ổn định nên lãnh đạo xã và các hộ đầu tư vẫn hơi lo lắng…”.

Trước những băn khoăn của người nông dân và chính quyền cơ sở, ông Trần Hiển, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hớn Quản nhấn mạnh: Chủ trương của huyện là không đầu tư kinh phí để xây dựng mô hình. Thay vào đó, huyện tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại để ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Chăn nuôi bền vững trên nền tảng có sẵn

Từ mục tiêu của nghị quyết và kế hoạch hành động của UBND huyện, tùy tình hình thực tế mà mỗi xã, thị trấn sẽ lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp cụ thể trên cơ sở kế thừa những sản phẩm được xem là thế mạnh từng nơi. Đơn cử như xã An Khương, vốn có thế mạnh về phát triển chăn nuôi, chủ yếu là dê, gà, bò theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã. Đến nay, xã đã chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch số 222/KH-UBND của UBND huyện về phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học.



Vườn chôm chôm Thái (15 ha) được chăm sóc theo hướng hữu cơ của trang trại anh Lâm Huỳnh, ấp Đồng Tân, xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản cho hiệu quả kinh tế cao

Phó chủ tịch UBND xã An Khương Ngô Công Ngân cho biết: Toàn xã hiện có 3 tổ hợp tác chăn nuôi. Trong đó, chủ yếu là chăn nuôi dê và gà với số lượng lên đến hàng trăm ngàn con. Tất cả thành viên tổ hợp tác đều áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng hữu cơ và an toàn sinh học, giúp phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Ông Ngô Văn Tuân, thành viên 2 tổ chăn nuôi dê và gà sạch của xã khẳng định, quy trình chăn nuôi luôn được kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các loại nguyên liệu đầu vào từ thức ăn, nước uống đều đảm bảo sạch, an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ. Chuồng trại cũng thường xuyên được tiêu độc khử trùng và vệ sinh sạch sẽ. Nhờ chăm sóc theo quy trình an toàn sinh học nên 4 năm nay trại gà của gia đình chưa bao giờ xảy ra dịch bệnh. Gà phát triển tốt, cho năng suất cao và giá bán luôn ổn định ở mức 90-95 ngàn đồng/kg.

Đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ngoài một số trang trại do các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia đầu tư xây dựng, một số nơi như thị trấn Tân Khai, các xã Tân Quan, Tân Hưng... đã triển khai thành công mô hình dưa lưới ứng dụng công nghệ cao. Hớn Quản hiện có khoảng 20 hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ cao với diện tích hơn 50 ha. Mô hình này đang phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế lớn.


Ông Trần Hiển, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thông tin thêm: Hiện nay, ngoài các trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn hợp tác với các công ty nước ngoài, huyện đã có chủ trương xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ cho từng xã, thị trấn, hộ gia đình trên cơ sở quy hoạch lại các mô hình chăn nuôi đã có trên địa bàn huyện. Năm 2021, huyện đã triển khai mô hình chăn nuôi heo rừng lai theo hướng an toàn sinh học và mô hình rau hữu cơ tại một số xã…

Bằng những giải pháp tích cực và bước đi phù hợp, Hớn Quản tự tin sẽ thực hiện thành công chương trình đột phá về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Điều này còn khẳng định nỗ lực của huyện trong quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

分享到: