【nhận định bóng đá c3】Khôi phục vành đai rừng phòng hộ biển Tây

Báo Cà MauĐai rừng phòng hộ ven biển Tây có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ đê biển. Sự tồn tại của đai rừng phòng hộ ven biển không chỉ có ý nghĩa về môi trường mà còn cả về kinh tế, xã hội và phòng, chống thiên tai như: hạn chế gió, chống xói lở, tăng bồi tụ đất ven biển, hạn chế xâm nhập mặn. Thế nhưng, mấy năm gần đây nạn sạt lở nghiêm trọng đã làm đai rừng phòng hộ này dần mất đi, đe doạ đến đê biển Tây.

Đai rừng phòng hộ ven biển Tây có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ đê biển. Sự tồn tại của đai rừng phòng hộ ven biển không chỉ có ý nghĩa về môi trường mà còn cả về kinh tế, xã hội và phòng, chống thiên tai như: hạn chế gió, chống xói lở, tăng bồi tụ đất ven biển, hạn chế xâm nhập mặn. Thế nhưng, mấy năm gần đây nạn sạt lở nghiêm trọng đã làm đai rừng phòng hộ này dần mất đi, đe doạ đến đê biển Tây.

Khảo sát mới đây của Sở NN&PTNT tỉnh cho thấy, một đoạn đê rừng phòng hộ biển Tây từ vàm kinh Ðá Bạc đến Kinh Mới, thuộc địa phận xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời bị sạt lở nghiêm trọng. Sóng biển đang ngày đêm uy hiếp đất rừng, nhiều đoạn bị lở khoét sâu và cây đã bật gốc. Người dân sống ven đê cho biết, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì chỉ trong thời gian ngắn nữa thân đê có thể bị vỡ.

Đê biển Tây sạt lở ngày càng nghiêm trọng.        Ảnh: NGUYỄN PHÚ

Bà Lê Thị Dung, ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, sống ven thân đê biển Tây hơn 20 năm, cho biết: “Xói lở bắt đầu từ 10 năm trước, năm nào cũng lở vô, có khi nước tràn lên tới mé”. Ông Ðặng Văn Chiến, ở ấp Kinh Hòn Bắc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, sống ven thân đê trên 20 năm, bộc bạch: “Tôi là người dân ở đây, ở rừng phòng hộ thì phải bảo vệ rừng phòng hộ, khó khăn gì tôi cũng phải giữ cây rừng. Gần đây sạt lở xảy ra nên người dân rất lo sợ, mong Nhà nước có biện pháp chống xói lở để bà còn ở đây yên tâm sản xuất”.

Ông Tăng Thành Long, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Ðá Bạc, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây, đề nghị: “Mong Nhà nước có chủ trương sớm kè ven biển bảo vệ thân đê để ổn định diện tích rừng và đất rừng hiện có, đồng thời ổn định cuộc sống của bà con bên trong đê”.

Ðể bảo vệ an toàn cho tuyến đê biển Tây, 5 năm gần đây, bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh đầu tư nhiều cho việc khắc phục sạt lở ven biển tại những điểm xung yếu với tổng chiều dài gần 20 km bằng giải pháp kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi... Trong đó, giải pháp kè ngầm chắn sóng tạo bãi đã và đang thực hiện được khoảng 10 km, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Khảo sát gần đây cho thấy, những đoạn kè ngầm hiện đất bùn đã lắng lọc và bồi tụ, cây rừng được trồng hiện đang phát triển xanh tốt. Ông Dương Việt Nghi, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Hương Mai, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây, cho biết: “Sau khi làm bờ kè, bùn đã tạo thành bãi, có cây tái sinh nên đơn vị đã thiết kế trồng rừng, loài cây trồng chính chủ yếu là mắm. Sau 2 năm trồng, hiện cây phát triển rất tốt”.

Giải pháp kè ngầm chắn sóng được các ngành chức năng đánh giá tốt, vừa khắc phục được sạt lở, vừa khôi phục lại rừng phòng hộ ven biển và khi đã phục hồi được rừng thì những dãy kè ngầm sẽ được nhổ lên để tiếp tục dời ra biển thêm 50 m. Theo cách này, rừng và đất sẽ lấn dần ra biển. Ngoài ra, Dự án GIZ Cà Mau cũng thử nghiệm kè mềm được cắm bằng cây tre để tạo bãi trồng rừng với giá rẻ, nhưng hiệu quả mang lại cũng khá cao. Sau 2 năm triển khai thử nghiệm trên diện tích 2 ha tại ấp Kinh Hòn Bắc, xã Khánh Bình Tây hiện cây rừng phát triển xanh tốt, khả năng bồi tụ cao, chống được sạt lở.

Trước diễn biến của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng phức tạp, tình trạng mưa bão, nước biển dâng ngày càng cao, dẫn đến tuyến đê biển Tây và rừng phòng hộ không còn đủ sức chống chịu trước sự tàn phá của thiên tai. Một trong những giải pháp quyết liệt đó là phải làm kè hạn chế sóng biển đánh vào thân đê để tạo bãi và trồng lại rừng. Người dân sống bên trong đê cần có ý thức bảo vệ rừng phòng hộ để chắn sóng biển tàn phá rừng và đê biển, có thế mới bảo vệ yên bình cho tuyến đê biển Tây, một tuyến đê phòng hộ trọng yếu./.

Văn Bạch

Cúp C1
上一篇:Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
下一篇:Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023