- Hội Xác lập kỷ lục Việt Nam vừa trao quyết định công nhận chiếc Khèn Thái của Thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) đạt kỷ lục Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông,ênBáicóchiếcKhènTháilớnnhấtViệnhan dinh bong da hom.nay ông Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội trao Bằng công nhận cho Nghĩa Lộ trong đêm 23/9.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy cùng lãnh đạo Thị ủy - UBND Thị xã Nghĩa Lộ cùng tham dự sự kiện.
Theo đó, chiếc khèn Thái – một loại nhạc cụ gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào Thái nói chung và người Thái - Nghĩa Lộ nói riêng, có kích thước dài 5.2 mét, được tạo bởi 14 ống nứa khổng lồ kết lại với nhau xuyên qua một bầu gỗ.
Ông Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội xác lập kỷ lục Việt Nam trao quyết định công nhận kỷ lục Việt Nam cho chiếc khèn bè Thái của Thị xã Nghĩa Lộ. |
Đây là thành quả sau một năm lao động của các nghệ nhân dân tộc Thái Nghĩa Lộ - thủ phủ của người Thái Tây Bắc.
Chiếc Khèn kỷ lục được chia làm 2 bè, mỗi bè 7 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín bằng sáp ong đá.
Khèn là loại nhạc cụ dân gian được người Thái sử dụng để đệm cho người hát các bài dân ca trong những ngày lễ truyền thống, hoặc làm nền cho các điệu dân vũ của người Thái trong những ngày vui, những dịp trọng đại.
Chiếc khèn bè klyr lục cao 5,2m... |
Nó là một nhạc cụ dân gian không thể thiếu trong đời sống của đồng bào người Thái Tây Bắc. |
Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông – Chủ tịch Hội Xác lập kỷ lục Việt Nam đã trao quyết định công nhận kỷ lục ghi-net cho nhạc cụ này.
“Kể từ thời điểm đêm 23/9/2017, chiếc Khèn vừa được công nhận kỷ lục ghi-net là tài sản thuộc về nhân dân thị xã Nghĩa Lộ. Chính quyền và người dân có trách nhiệm bảo tồn lưu giữ và phát triển giá trị của nó trong các hoạt động văn hóa của địa phương” – quyết định công nhận kỷ lục ghi-net nêu.
Sự kiện quan trọng này được diễn ra trong Đêm Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch mường Lò vừa được Thị xã Nghĩa Lộ tổ chức tối nay, 23/9.
Trong Lễ khai mạc, lần đầu tiên, người dân Thị xã Nghĩa Lộ được chứng kiến màn trình diễn khèn bè do nghệ nhân dân gian Lò Văn Biến – nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái, linh hồn của xòe Thái cùng 25 diễn viên, nghệ nhân trình diễn. 15 khèn Bè nhỏ do các nghệ nhân khác cùng tham gia đã cống hiến một bữa tiệc văn hóa dân gian chưa từng có ở thủ phủ người Thái Tây Bắc – Nghĩa Lộ.
Nghệ nhân dân gian Lò Văn Biến trình diễn khèn bè bên chiếc khèn kỷ lục. |
15 nghệ nhân khác trình diễn khèn bé để tạo nên một màn trình diễn khèn bè lần đầu tiên ở Tây Bắc. |
Cũng trong Lễ Khai mạc Tuần lễ Văn hóa du lịch mường Lò 2017, Hạn Khuống của người Thái Nghĩa Lộ cũng được công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia. |
Cũng trong đêm khai mạc, Thị xã Nghĩa Lộ đón nhận quyết định công nhận Hạn Khuống của người Thái là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
“Hạn Khuống” được coi là linh hồn của bản làng, tượng trưng cho phồn vinh no ấm. “Hạn Khuống” thường sinh hoạt vào thu đông và đầu xuân. Các chàng trai, cô gái công khai tìm hiểu nhau qua tài nghệ và lời ăn tiếng nói rồi kết tóc se duyên, xây dựng hạnh phúc gia đình.
“Hạn Khuống”, nghĩa đen của tiếng Thái là “sàn sân”, tức là một cái sàn dựng ở ngoài sân. Sân hình vuông hoặc hình chữ nhật cao từ 1-1,2 m, mặt sàn rộng từ 16-24 m2, được lát bằng dát tre hoặc phên nứa, xung quanh thưng bằng chấn song đan hình mắt cáo, có một cửa ra vào, lên xuống bằng cầu thang có từ 3-5 bậc. Ở giữa sàn có một bếp lửa (rộng hẹp tùy kích thước của “Hạn Khuống”), cạnh bếp lửa người ta dựng cây vũ trụ (tiếng Thái gọi là cây “Lắc say”), giống như cây nêu ngày Tết. Dựng xong “Hạn Khuống”, đêm đầu tiên làm lễ khánh thành, nam nữ thanh niên trong bản góp nhau thức ăn, thức uống mời các cụ cùng ăn mừng tại chỗ, sau đó sinh hoạt “Hạn Khuống”.
Năm 2016, xòe Thái Nghĩa Lộ (Yên Bái) cũng được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Nghĩa Lộ cũng trình diễn màn đại xòe gồm 750 nghệ sỹ cùng xòe trong đêm Khai mạc.
Trao bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho Hò khoan Lệ Thủy
Tối 31/8, tại thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, Hò khoan Lệ Thủy đã chính thức đón nhận Bằng ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ Bộ VHTTDL.