Sự kết hợp bất thường của các thảm họa kinh tế và địa chính trị, bao gồm xung đột ở Ukraine và Trung Đông, làn sóng vỡ nợ ở các nền kinh tế có thu nhập thấp, lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc rơi vào tình cảnh khó khăn và sự gia tăng lãi suất liên tục và dài hạn trên toàn cầu... đang tác động đáng kể đến kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khủng hoảng nợ ở các thị trường mới nổi vẫn chưa xảy ra. Chuyên gia kinh tế Kenneth Rogoff đã nêu ra một số lý do để giải thích cho xu hướng này. Trước hết, mặc dù chính sách tiền tệ ở Mỹ rất chặt chẽ nhưng chính sách tài khóa vẫn cực kỳ linh hoạt. Mỹ dự kiến ghi nhận thâm hụt 1.700 tỷ USD vào năm 2023, tăng so với khoảng 1.400 tỷ USD vào năm 2022. Thâm hụt của Trung Quốc cũng tăng vọt, với tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Hiện nay, chính sách tiền tệ ở cả Nhật Bản và Trung Quốc vẫn rất linh hoạt. Bản thân các nhà hoạch định chính sách ở các thị trường mới nổi đã áp dụng các chính sách thận trọng hơn nhiều do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ủng hộ trong hai thập kỷ qua. Điều này dẫn đến sự đồng thuận của Mỹ. Một sự đổi mới đáng chú ý nữa đó là việc tích lũy dự trữ ngoại hối lớn để tránh khủng hoảng thanh khoản. Dự trữ của Ấn Độ lên tới 600 tỷ USD, của Brazil là 300 tỷ USD và của Nam Phi là 50 tỷ USD. Trên hết, các công ty và chính phủ ở các thị trường mới nổi đã tận dụng mức lãi suất rất thấp đến năm 2021 để kéo dài thời hạn trả nợ, từ đó giúp họ có thời gian thích ứng với các quy định mới về lãi suất cao. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến khả năng phục hồi tốt của các thị trường mới nổi là tính độc lập ngày càng tăng của ngân hàng trung ương. Nhiều ngân hàng trung ương của các thị trường mới nổi đã chủ động tăng lãi suất cơ bản của họ trước các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế tiên tiến. Các nhà hoạch định chính sách cũng đã đưa ra các quy định mới nhằm giảm sự chênh lệch về tiền tệ. Mặc dù vậy, nếu lãi suất toàn cầu vẫn ở mức cao liên tục, do chi tiêu quốc phòng tăng, quá trình chuyển đổi xanh tốn kém, chủ nghĩa dân túy phát triển, mức nợ ngày càng trầm trọng và mất cân bằng toàn cầu hóa, chuyên gia khó có thể chắc chắn về khả năng trụ vững của các nền kinh tế mới nổi. |