【7m ty le】Các ông Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn làm Phó Thủ tướng
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 8 ngày 26/8,ácôngNguyễnHòaBìnhHồĐứcPhớcBùiThanhSơnlàmPhóThủtướ7m ty le Quốc hội đã tiến hành quy trình kiện toàn một số chức danh, trong đó có việc phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng.
Việc phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng được các đại biểu Quốc hội thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi hoàn thành các bước theo quy định, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Nhân sự được phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng gồm có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, với kết quả biểu quyết 432/432 đại biểu có mặt tán thành.
Sau khi kiện toàn, lãnh đạo Chính phủ gồm có Thủ tướng Phạm Minh Chính và 5 Phó Thủ tướng: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc và Bùi Thanh Sơn.
Ông Nguyễn Hòa Bình sinh ngày 4/5/1958; quê quán xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi; trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Đại học An ninh.
Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13; Bí thư Trung ương Đảng khóa 12, 13 (từ tháng 4/2021); Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng; Ủy viên Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa 13, 14, 15.
Ông trưởng thành từ Công an huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào những năm 1980.
Sau đó, ông có thời gian nghiên cứu sinh tại Liên Xô, rồi trở về nước giữ các chức vụ Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Đấu tranh án công nghiệp; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Phó Cục trưởng, Cục trưởng, Phó Bí thư, Bí thư Đảng ủy Cục Cảnh sát kinh tế (C15); Phó Tổng cục trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đến đầu năm 2006.
Tiếp đó, ông kinh qua các vị trí: Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Bộ Công an kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng, Bí thư Đảng ủy C37, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho đến tháng 4/2008 ông được phân công làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (đến 5/2010) và trở thành Bí thư tỉnh này trong hơn 1 năm.
Sau đó, ông được Quốc hội bầu làm Viện trưởng VKSND Tối cao và giữ cương vị này trong gần 5 năm.
Tháng 4/2016, ông được Quốc hội bầu làm Chánh án TAND Tối cao và tiếp tục tái cử chức danh này cho đến nay.
Ông Hồ Đức Phớcsinh ngày 1/11/1963; quê quán: xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kinh tế.
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12, 13; Đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.
Ông đi lên từ một kế toán trưởng Xí nghiệp xây dựng tại quê nhà Quỳnh Lưu và từng làm Kế toán trưởng Xí nghiệp Xây lắp - Công ty Xây dựng 7, Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Ông có thời gian dài gắn bó với tỉnh nhà Nghệ An và giữ các chức vụ: Trưởng phòng Tài chính-Vật giá thị xã Cửa Lò; Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò; Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch tỉnh và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An từ tháng 3/2013 - 4/2016.
Ông ra Trung ương và được Quốc hội bầu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước từ tháng 6/2016 đến 4/2021.
Sau đó, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính cho đến nay.
Ông Bùi Thanh Sơnsinh ngày 16/10/1962; quê quán: phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quan hệ quốc tế.
Ông làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12, 13; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh (từ tháng 4/2021); Đại sứ bậc 2; đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.
Ông vào ngành ngoại giao từ tháng 2/1985 và làm chuyên viên Bộ Ngoại giao; chuyên viên Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao vào cuối những năm 1980.
Sau đó, ông làm chuyên viên, Trưởng Ban Nghiên cứu Âu-Mỹ, Chánh Văn phòng, Tập sự Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao.
Từ tháng 3/2000 - 7/2003 ông làm tham tán Công sứ, Người thứ Hai, Bí thư Chi bộ, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.
Tiếp đó ông giữ các chức vụ: Phó Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao trong 5 năm.
Trước khi làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vào tháng 11/2009, ông làm trợ lý Bộ trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao trong hơn 2 năm.
Ông được phân công làm Thứ trưởng thường trực từ tháng 1/2016 - 3/2021.
Tháng 4/2021, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho đến nay.
Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa 15 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- Chuyển đổi số
- Hà Nội sẽ thử nghiệm có kiểm soát nhiều công nghệ mới
- Nhà nước sẽ độc quyền 16 loại hàng hóa, dịch vụ
- 3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- Bắc Ninh: Công nghiệp “đuối sức” vì Samsung dồn lực vào Thái Nguyên
- Đồng Nai đẩy mạnh chuyển đổi số ngành nông nghiệp
- Thủ tướng Australia: Trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội là một ‘tai họa’
- 7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- Gia Viễn phát huy hiệu quả các ứng dụng số thông minh để quảng bá du lịch
- Trang tìm kiếm Google đổi giao diện mừng Quốc khánh Việt Nam
- Cửa khẩu La Lay trở thành cửa khẩu quốc tế kiểu mẫu
- 'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tiếp Phó Chủ tịch SpaceX
- Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- Những tính năng bảo mật quan trọng nhất trên iOS 18
- WHO kết luận mối liên hệ giữa điện thoại di động và ung thư não
- Google cân nhắc xây trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Việt Nam?
- Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- Cao Bằng: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong tư vấn, khảo sát, thiết kế