【tỷ số sagan tosu】Vẫn còn nhiều mặt hàng bị “song trùng” kiểm tra chuyên ngành
25 nhóm sản phẩm,ẫncònnhiềumặthàngbịsongtrùngkiểmtrachuyênngàtỷ số sagan tosu hàng hóa còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành | |
Kiểm tra chuyên ngành có vai trò quan trọng nâng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới | |
20 mặt hàng có kim ngạch XNK lớn tại cảng Cái Mép- Thị Vải phải kiểm tra chuyên ngành | |
Hải quan TPHCM: Gỡ vướng cho doanh nghiệp nhập khẩu gia vị |
Hoạt động lấy mẫu KTCN hàng hóa XNK tại cảng Đà Nẵng. Ảnh: N.Linh. |
Mới đạt kết quả bước đầu
Với vai trò là đơn vị đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành triển khai Quyết định 2026/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động, đôn đốc và phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ về cải cách công tác KTCN đối với hàng hóa XNK, trong đó có triển khai thực hiện nhiệm vụ rà soát, thống kê hàng hóa phải chịu sự quản lý, KTCN của nhiều cơ quan, đơn vị và đề xuất giải pháp xử lý. Theo đó, đã có danh mục hàng hóa chồng chéo cũng được cắt giảm hoặc đưa về một đơn vị đầu mối thực hiện kiểm tra.
Chẳng hạn, mặt hàng thép NK trước đây vừa phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan của Bộ Khoa học và Công nghệ, vừa phải xin giấy phép NK của Bộ công Thương. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng thép NK chỉ phải kiểm tra chất lượng sau thông quan và không phải xin giấy phép NK.
Hay tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định “Trường hợp một lô hàng NK có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra nhà nước là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định”.
Đối với những mặt hàng chồng chéo thuộc quản lý của nhiều đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như hàng hóa vừa phải kiểm dịch vừa kiểm tra chất lượng, hay vừa kiểm dịch vừa kiểm tra an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cơ quan Kiểm dịch là đơn vị đầu mối thực hiện các loạt hình kiểm tra. Dù vậy, trong quá trình triển khai vẫn phát sinh vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận, Tổng cục Hải quan đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.
Nhiều mặt hàng còn chồng chéo kiểm tra
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Bộ Tài chính, hiện nay còn khá nhiều mặt hàng còn chồng chéo trong KTCN. Trên cơ sở kết quả làm việc với đại diện bộ, ngành, Bộ Tài chính đã thông kê được 25 nhóm sản phẩm, hàng hóa còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên nhành; cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, hình thức trong quản lý, KTCN. 25 nhóm sản phẩm, hàng hóa này tương đương với 1.012 dòng hàng tính theo mã số HS cấp độ 8 chữ số, và tương đương với 1.501 mặt hàng được chi tiết theo tên hàng cụ thể.
Chẳng hạn, có sản phẩm, hàng hóa NK vừa phải kiểm tra chất lượng trước thông quan, vừa phải kiểm tra chất lượng sau thông quan theo quy định của hai bộ như:
Nồi hơi dùng trong giao thông vận tải và phương tiện thăm dò khai thác trên biển, có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar vừa phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, vừa phải kiểm tra chất lượng sau thông quan theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Tời điện vừa phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, vừa phải kiểm tra chất lượng sau thông quan theo quy định của Bộ Công Thương.
Có sản phẩm, hàng hóa NK phải kiểm tra chất lượng sau thông quan theo quy định của hai bộ, cụ thể: Rada phải kiểm tra chất lượng sau thông quan theo quy định của Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông; dây và cáp điện hạ áp phải kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ; bình chữa cháy phải kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an.
Thậm chí, nhiều sản phẩm, hàng hóa NK chịu nhiều hình thức, thủ tục kiểm tra/quản lý chuyên ngành theo quy định của nhiều bộ như: Nồi hơi trong các xí nghiệp công nghiệp có áp suất làm việc định mức của nồi hơi trên 0,7 bar vừa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu theo quy định của Bộ Công Thương, vừa phải kiểm tra chất lượng sau thông quan theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Công Thương. Hệ thống làm lạnh vừa phải kiểm tra chất lượng trước thông quan theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, vừa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu theo quy định của Bộ Công Thương. Thiết bị gia dụng NK gồm: Bình đun nước nóng có dự trữ, nồi cơm điện, quạt điện, bóng đèn huỳnh quang compact, tủ lạnh, tủ kết đông, máy giặt, máy điều hòa không khí vừa phải kiểm tra chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu theo quy định của Bộ Công Thương.
Thực phẩm NK thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, vừa phải kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông. Cụ thể: Sữa chế biến và các sản phẩm khác từ sữa (bơ, phomat, các sản phẩm khác từ sữa chế biến…); nước giải khát; bột và tinh bột có nguồn gốc thực vật. Cũng là mặt hàng thực phẩm NK thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, vừa phải kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: Thực phẩm dinh dưỡng y học hoặc thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt; phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ngoài ra, vẫn còn những sản phẩm, hàng hóa NK cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, hình thức trong quản lý KTCN của cùng một bộ như: Vừa kiểm dịch vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; vừa kiểm dịch vừa kiểm tra chất lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để giải quyết thực trạng sản phẩm, hàng hóa còn chồng chéo trong KTCN và sản phẩm hàng hóa cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, hình thức trong quản lý/KTCN, Bộ Tài chính kiến nghị đối với sản phẩm, hàng hóa NK chịu cùng một thủ tục KTCN của hai bộ, giao một đơn vị thuộc một bộ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra. Đối với sản phẩm, hàng hóa NK chịu nhiều hình thức, thủ tục kiểm tra/quản lý của hai hoặc ba bộ, giao một đơn vị thuộc một bộ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra. Đối với sản phẩm, hàng hóa NK chịu nhiều hình thức, thủ tục kiểm tra/quản lý của cùng một bộ, giao một đơn vị thuộc một bộ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra.
Tuy nhiên, để triển khai các được các giải pháp, Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ chủ trì lấy ý kiến các bộ, ngành để phân công một đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục KTCN đối với một sản phẩm, hàng hóa, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ.