发布时间:2025-01-10 10:10:12 来源:88Point 作者:Thể thao
Cậu bé Long sinh ra vốn bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng đến năm 16 tuổi, khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cấp 3, trong một lần trèo cây, anh Long không may bị ngã. Theo các bác sĩ, anh Long bị dập đốt xương cổ. Tai nạn đã khiến anh không thể vận động được, chân tay sau quãng thời gian dài không thể cử động ngày càng teo tóp. Dù được gia đình đưa đi nhiều nơi cứu chữa nhưng anh Long vẫn không thể thoát khỏi cảnh bị liệt toàn thân. Phải nằm một chỗ, anh Long còn phải đối mặt với loạt biến chứng khác như bị hoại tử, phải phẫu thuật cắt da đùi để điều trị; rồi gãy tay, gãy chân, nhiều lần phải nhập viện. Đã có lúc, anh quẫn trí nghĩ mình là kẻ bỏ đi.
Anh Phạm Sỹ Long chia sẻ câu chuyện những tháng ngày nằm trên giường vẽ tranh, làm thơ
“Có thời điểm tôi muốn đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình. Tôi phá đồ đạc, chống đối khi được mẹ chăm sóc. Nhưng rồi thấy mẹ khổ vì tôi nhiều quá, tôi tự khuyên mình phải nghĩ tích cực lên. Tâm lý dần được giải tỏa”, anh Long ngấn lệ khi kể về câu chuyện của mình.
Sau quãng thời gian tích cực chạy chữa, năm 2007, cổ của anh Long có nhiều chuyển biến tích cực khi có thể nâng lên, hạ xuống. Khi ấy, anh tích cực đọc sách hơn. Nhưng để đọc được sách, anh phải nhờ người cầm sách, lật từng trang giấy mới có thể đọc. Được một lúc, ai cũng mỏi tay. Để tránh phụ thuộc vào người khác, anh nghĩ cách kê gối cao lên. Giữa bụng, anh nhờ người sắp 2 cái gối rồi dựng sách tựa vào, miệng ngậm đũa để lật trang sách.
Rồi trong một lần xem truyền hình, thấy tấm gương người khuyết tật không có tay, họ viết bằng chân, Anh Long ước mình cũng có thể viết được giống họ. “Tôi đã nghĩ mình không có cả tay, cả chân thì sao không viết bằng miệng. Nghĩ là làm, tôi nhờ mẹ lấy sổ và bút, tập ngậm cây viết để viết. Lúc đó, ai cũng nghĩ tôi mơ mộng viển vông nhưng bằng quyết tâm, tôi đã viết được những nét chữ đầu tiên dù nguệch ngoạc”, anh Long nhớ lại.
Lúc đầu chưa quen, mỗi lần ngậm bút như vậy với anh Long như “cực hình” vì ê răng, mỏi cổ. Hai bàn tay khua khua, đôi chân phải tì mạnh xuống giường. Đôi mắt vì quá tập trung, đau nhức như bị ai cứa vào da thịt. Có những tháng, anh Long chỉ ăn được cháo với uống nước vì miệng đau do ngậm bút quá nhiều. Thị lực giảm sút do nhìn vở ở cự ly gần trong thời gian dài. Khổ cực, đánh đổi bằng cả sức khỏe nhưng với ý chí, anh Long vẫn quyết tâm mình phải viết được. Không chỉ viết, anh còn tập vẽ tranh, tô màu. Thương con, mẹ của anh Long cũng chỉ biết động viên con cố gắng vượt qua.
Câu chuyện của anh là nguồn cảm hứng cho nhiều người khuyết tật khác
Khi đã quen với việc ngậm bút, chàng trai 8x bắt đầu nghĩ đến những mục tiêu lớn hơn. Năm 2010, anh Long bắt đầu viết cuốn hồi ký cho riêng mình bằng miệng. Gần 800 trang hồi ký được anh sáng tác. Năm 2013, khi được các mạnh thường quân giúp đỡ, anh Long xuất bản tập thơ Miền khát vọngvới 32 bài thơ. Đến năm 2020, anh tiếp tục xuất bản truyện dài Không chỉ là giấc mơ.
Với mong muốn truyền đi thông điệp “tàn nhưng không phế”, anh Long còn thành lập CLB Thức tỉnh giọng nói bêntrong bạnnhằm hỗ trợ cho những mảnh đời kém may mắn giống mình, giúp họ tự tin hơn về khả năng giao tiếp, có thêm kỹ năng sống để đóng góp cho xã hội. Nhiều người tìm đến Phạm Sỹ Long không chỉ để học một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, thuyết trình mà còn mong muốn được nghe anh truyền cảm hứng sống. Sự xuất hiện bất ngờ của chính những học viên trong lớp học ấy tại trường quay của Trạm yêu thươngđã mở ra nhiều câu chuyện thú vị về chàng trai khuyết tật giàu nghị lực này.
Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, anh Phạm Sỹ Long cho biết mong muốn lớn nhất của mình là được tiếp tục truyền cảm hứng đến nhiều người hơn, đặc biệt là những bạn trẻ khuyết tật luôn tự ti về năng lực của bản thân. Từ đó, tiếp thêm nghị lực, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
NAM ANH; ảnh: VTV
相关文章
随便看看