您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kèo nhà cái 5 hôm nay】‘Ám ảnh ‘bệnh lợn gạo’ là do phản ứng dây chuyền’ 正文

【kèo nhà cái 5 hôm nay】‘Ám ảnh ‘bệnh lợn gạo’ là do phản ứng dây chuyền’

时间:2025-01-25 06:18:07 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Trao đổi với phóng viên, ông Đảng cho rằng, với trình độ chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp hiện đại t kèo nhà cái 5 hôm nay

Trao đổi với phóng viên,Ámảnhbệnhlợngạolàdophảnứngdâychuyềkèo nhà cái 5 hôm nay ông Đảng cho rằng, với trình độ chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp hiện đại tại Việt Nam hiện nay, bệnh lợn gạo rất khó có thể xảy ra.

“Bệnh lợn gạo” đã bị chăn nuôi hiện đại khống chế

-  Bệnh lợn gạo là gì? Hiện tượng này có phổ biến không thưa ông?

Bệnh lợn gạo do ấu trùng sán dây gây ra, ấu trùng tạo thành các kén ký sinh ở cơ vân của lợn, kén trông giống như hạt gạo nếp nên gọi là “bệnh lợn gạo”. Ẩu trùng này là của loài sán dây, sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của người. Lợn chỉ là vật chủ trung gian, mang ấu trùng sán dây trên người.

Trước đây, khi chăn nuôi của nước ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, lợn chưa được dùng thuốc phòng ký sinh trùng lại nuôi theo hình thức thả rông nên dễ ăn phải thức ăn, nước uống có nhiễm trứng sán từ phân người. Trứng sán đi vào đường tiêu hóa, nở thành ấu trùng và di chuyển đến cư trú chủ yếu ở cơ đùi sau, cơ gốc lưỡi của lợn, do vậy thỉnh thoảng có phát hiện bệnh gạo lợn.

Tuy nhiên những năm gần đây, với trình độ chăn nuôi hiện đại, chăn nuôi công nghiệp, lợn được nuôi trong chuồng kín, cách xa khu dân cư, chuồng trại có hệ thống làm mát không khí, thức ăn, nước uống được kiểm soát chặt chẽ, bên cạnh đó còn có chương trình phòng bệnh ký sinh trùng nên bệnh gạo lợn rất khó có thể xảy ra. Nếu có, lợn gạo chỉ phát hiện thấy ở các hộ có thói quen chăn nuôi lợn thả rông ở những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa.

{ keywords}
 Người tiêu dùng đăng cảnh báo rút được con sán từ thịt lợn trong khi sán trưởng thành có hình dạng dây chỉ sống trong đường ruột của con người, không thể có trong thịt lợn

- Vậy vì sao thời gian qua liên tục có thông tin phản ánh thịt lợn bị nhiễm sán, khiến người tiêu dùng hoang mang?

Tháng 3/2019 vừa qua xảy ra vụ việc hàng trăm học sinh tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh xét nghiệm thấy đã từng bị nhiễm sán và nghi ngờ nguyên nhân do ăn phải nguồn thịt lợn nhiễm bệnh gạo lợn, nhưng thực tế không phát hiện thấy thịt lợn nhiễm ấu trùng sán, sau đó cơ quan chức năng đã kết luận học sinh có thể nhiễm sán do nhiều nguồn khác nhau như không rửa tay, không ăn chín uống sôi….Chính từ vụ việc này đã gây tâm lý hoang mang trong dư luận, người tiêu dùng bị phản ứng dây chuyền dẫn đến hoài nghi về bệnh lợn gạo.

Có trường hợp người dân thấy một dây trắng từ mô mỡ của thịt ba chỉ lợn, sợi gân trong thớ thịt, hay tuỷ xương, đã gửi hình ảnh lên facebook, mạng xã hội phản ánh là con sán lợn, làm nhiều người cũng bị cuốn theo thông tin này. Trong khi thực tế "bệnh lợn gạo" (hay còn gọi là ấu trùng sán dây trên cơ thể lợn) là các hạt nhỏ, không phải là sán trưởng thành, không có hình dáng như sợi dây màu trắng trong mô mỡ, hay trong tủy xương. Các nang ấu trùng sán chỉ khu trú ở phần cơ thường xuyên vận động của lợn như thịt bắp đùi, cơ gốc lưỡi. Lợn chỉ là vật trung gian mang ấu trùng sán của bệnh sán dây của người. Còn con sán trưởng thành có hình dạng dây chỉ có trong đường ruột của con người, mà không thể có trong thịt lợn.

-  Theo ông người tiêu dùng cần làm gì trước những luồng thông tin về thực phẩm bẩn và ứng xử với những thông tin này như thế nào?

Theo tôi, người tiêu dùng có quyền được sử dụng thực phẩm an toàn, tẩy chay đối với sản phẩm bẩn, sản phẩm không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên với  những thông tin về thực phẩm bẩn trên mạng xã hội, thì cần bình tĩnh, kiểm chứng rõ ràng, tránh tình trạng hùa theo bình luận, tiếp tay lan tuyền thông tin thất thiệt gây hiệu ứng xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến những người nông dân chăn nuôi làm ăn chân chính.

Như một trường hợp gần đây, là vụ việc khách hàng phản ánh thịt lợn nạc dăm mua tại một siêu thị lớn ở Hà Nội nhiễm sán. Vụ việc lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội với hàng nghìn lượt chia sẻ khi chưa có thông tin kiểm chứng, khiến dư luận dậy sóng, đẩy người tiêu dùng vào tâm lý hoang mang, lo lắng. Nhưng ngay sau đó cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đã kiểm nghiệm độc lập, kết luận sản phẩm này không nhiễm ấu trùng sán. Thực tế đó chỉ là hiện tượng "áp xe bã đậu" lành tính, dạng bã đậu nhỏ của một số con lợn khi được tiêm vắc xin phòng bệnh có phản ứng mẫn cảm, đáp ứng miễn dịch với vắc xin. Phần cổ gần bả vai lợn lại là bộ phận thực hiện tiêm chủ yếu nên hiện tượng áp xe xuất hiện tại đây là điều dễ hiểu.

{ keywords}
Mô hình chăn nuôi lợn theo quy mô công nghiệp lớn, hiện đại hiện nay

Lợn bị áp xe sau tiêm phòng không phải hiện tượng bất thường

- Tại sao phải tiêm phòng cho lợn, lợn tiêm phòng có ảnh hưởng đến chất lượng thịt thành phẩm không thưa ông?

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động, giúp lợn an toàn, không mắc dịch bệnh. Trong chăn nuôi công nghiệp hiện đại, sử dụng vắc xin sẽ hạn chế được việc dùng kháng sinh điều trị, giúp cho thịt lợn an toàn, không tồn dư kháng sinh.

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh là chủ trương đúng đắn của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế như FAO, WHO. Các nước phát triển cao trên thế giới như Mỹ và Nhật Bản… cũng đều sử dụng biện pháp này trong chăn nuôi. Đây là thành công bước đầu của ngành chăn nuôi hiện đại, tập trung, chuyên nghiệp của Việt Nam chúng ta, đã được Bộ Nông nghiệp quy định rõ trong quy định chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.  

- Vậy hiện tượng áp xe lợn xảy ra khi nào? Phần thịt bị áp xe có ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng hay không?

Một số loại vắc xin, có dung môi dạng nhũ dầu, khi chúng ta tiêm phòng vắc xin cho lợn, hoặc do kỹ thuật tiêm phòng vắc xin, có thể xảy ra hiện tượng phản ứng, mẫn cảm tạo ra các ổ áp xe dạng bã đậu.

{ keywords}
 Lợn được tiêm phòng vắc xin để tránh dịch bệnh tại một trang trại chăn nuôi

Việc không dùng kháng sinh trộn trong thức ăn, hạn chế không dùng kháng sinh điều trị, giúp cho thịt lợn an toàn, không tồn dư kháng sinh nhưng cũng làm tăng khả năng phản ứng mẫn cảm với vắc xin của lợn, dễ tạo ra áp xe bã đậu sau khi tiêm phòng vắc xin.

Ngoài ra trong chăn nuôi, nếu lợn chạy, xô xát, cắn nhau, hoặc va phải vật nhọn cũng có thể tạo vết thương, nhiễm trùng và có thể gây áp xe.

Hầu hết các hiện tượng áp xe đều lành tính nhưng trong quá trình giết mổ khi phát hiện áp xe, phần thịt áp xe cần được cắt bỏ từ nhà máy, cơ sở giết mổ. Tuy nhiên, đôi khi có những vết áp xe quá nhỏ, chỉ khi pha lóc mỏng mới phát hiện được thì người tiêu dùng có thể cắt bỏ trước khi chế biến. Phần thịt còn lại sau khi cắt bỏ áp xe có thể sử dụng hoàn toàn bình thường mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.

-  Xin cảm ơn ông!

M.T (Thực hiện)