Để thống nhất về cơ sở pháp lý,ànthiệnquyđịnhvềCơchếmộtcửaởcảngbiểaz alkmaar vs Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan vừa lấy ý kiến các bộ, ngành đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua NSW.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Mặc dù NSW tại cảng biển được thực hiện từ thí điểm từ tháng 11-2014 tại cảng Hải Phòng và từ tháng 5-2015 đã mở rộng ra 5 cảng biển gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng căn cứ pháp lý hiện nay để thực hiện thủ tục dựa trên nhiều văn bản hướng dẫn chuyên ngành, các quy định này chủ yếu dựa trên nền tảng hồ sơ giấy và có nhiều chồng chéo, chưa thống nhất về quy định đối với hồ sơ, thời gian tiếp nhận và xử lý.
Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp xử lý giữa các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển trong quá trình xử lý hồ sơ thực hiện thủ tục tàu biển vào, rời cảng bằng phương thức điện tử thông qua NSW chưa có quy định nên phát sinh một số hạn chế. Điều này đòi hỏi cần thiết phải ban hành một văn bản quy định chung, thống nhất và dựa trên phương thức điện tử.
Theo dự thảo, quyết định áp dụng đối với 10 thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi.
Dự thảo cũng quy định rõ về hồ sơ điện tử; các chứng từ khai báo, phải nộp và xuất trình; thời hạn khai báo, nộp và xuất trình; việc xử lý và thời hạn xử lý của các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển; Quy định việc chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử và ngược lại, làm căn cứ để thực hiện việc điện tử hóa hồ sơ giấy phục vụ cho việc khai báo, cấp giấy phép điện tử thông qua NSW; xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về tàu thuyền để phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng, hạn chế việc người làm thủ tục phải xuất trình chứng từ giấy hoặc phải khai báo lặp lại nhiều lần cùng một chứng từ.
Bên cạnh đó, nhằm hướng tới triển khai cung cấp dịch vụ công ở mức độ 4, dự thảo quyết định cũng đã quy định về thanh toán phí, lệ phí làm thủ tục bằng phương thức điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Một nội dung quan trọng khác là quy định cụ thể về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng trong việc tiếp nhận, trao đổi và xử lý hồ sơ điện tử; hỗ trợ xử lý vướng mắc của người làm thủ tục; quản lý, vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống thông tin nghiệp vụ của các bộ, ngành, bao gồm những nội dung về giám sát xử lý thông tin, đảm bảo vận hành, quản lý người sử dụng, quản lý hệ thống dự phòng… để giải quyết những bất cập và tồn tại cơ bản trong quá trình triển khai vừa qua.
10 thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi, gồm: Thủ tục tàu biển Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh vào cảng biển, cảng thủy nội địa; Thủ tục tàu biển Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh rời cảng biển, cảng thủy nội địa; Thủ tục tàu biển nước ngoài quá cảnh; Thủ tục tàu biển nhập cảnh vào cảng dầu khí ngoài khơi; Thủ tục tàu biển xuất cảnh rời cảng dầu khí ngoài khơi; Thủ tục tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào cảng biển, cảng thủy nội địa; Thủ tục tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa rời cảng biển, cảng thủy nội địa; Thủ tục tàu biển chuyển tải nội địa; Thủ tục phương tiện thủy nội địa Việt Nam, Campuchia hoạt động vận tải thủy qua biên giới vào cảng thủy nội địa Việt Nam; Thủ tục phương tiện thủy nội địa Việt Nam, Campuchia hoạt động vận tải thủy qua biên giới rời cảng thủy nội địa Việt Nam. |