您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【lich tttt】Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy trong tình hình mới

Ngoại Hạng Anh4人已围观

简介Loạt chung cư ở Cầu Giấy vi phạm phòng cháy chữa cháy vẫn hoạt động bất chấp tính mạng cư dân Thấp t ...

Loạt chung cư ở Cầu Giấy vi phạm phòng cháy chữa cháy vẫn hoạt động bất chấp tính mạng cư dân Thấp thỏm trong "biển lửa" và câu chuyện khó chạm tay đến nhà giá rẻ Từ vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội: Cần quy định chặt hơn loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Cần thiết ban hành Luật Phòng cháy,ăngcườngcôngtácquảnlýnhànướcvềphòngcháychữacháytrongtìnhhìnhmớlich tttt chữa cháy và cứu nạn

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang

Đồng thời, bổ sung quy định về hoạt động cứu nạn cứu hộ đối với những sự cố, tại nạn xảy ra trong đời sống hằng ngày có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân và theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải được quy định trong văn bản luật; qua đó, bảo đảm cơ sở pháp lý theo đúng quy định của Hiến pháp để lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Việc ban hành Luật còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Về quan điểm xây dựng Luật, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, việc xây dựng Luật phải tuân thủ Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật; bảo đảm các quy định của Luật được cụ thể và có tính khả thi.

Bên cạnh đó, đảm bảo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phân công, phân cấp gắn với trách nhiệm trong quản lý, thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kế thừa quy định còn phù hợp, khắc phục những hạn chế, bất cập và bổ sung quy định mới để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Dự thảo Luật gồm 9 chương, 65 điều. Cụ thể: Chương I về quy định chung gồm 11 điều quy định về phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Chương II về phòng cháy gồm 9 điều; Chương III về chữa cháy gồm 12 điều; Chương IV về cứu nạn cứu hộ gồm 7 điều;

Chương V về xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm 6 Điều; Chương VI về phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gồm 4 Điều; Chương VII về bảo đảm điều kiện cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gồm 9 Điều; Chương VIII quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gồm 4 Điều; Chương IX về điều khoản thi hành gồm 3 Điều.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với những lý do đã được Chính phủ nêu trong Tờ trình và cho rằng, việc xây dựng và ban hành Luật phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhằm thể chế đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới

Đồng thời, luật hoá những quy định hiện hành và bổ sung quy định đầy đủ, toàn diện về hoạt động cứu nạn, cứu hộ mà lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đang được giao đảm nhiệm nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để nâng cao hiệu quả công tác này trong thực tiễn; khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập đang tồn tại, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong tình hình mới.

Tại Phiên họp thứ 32 (ngày 15/4/2024), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 45/2024/UBTVQH15, bổ sung dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định sự cần thiết và là căn cứ để Chính phủ xây dựng dự án Luật này.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tiếp tục nghiên cứu, thể chế đầy đủ, toàn diện và cụ thể hơn trong dự thảo Luật này các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, rà soát kỹ các Luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

"Ủy ban Quốc phòng và An ninh đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và cho rằng Hồ sơ dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã được chuẩn bị công phu, chi tiết, các tài liệu trong Hồ sơ bảo đảm chất lượng; đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến" - ông Lê Tấn Tới nói.

Tuy nhiên, để bảo đảm thông tin đầy đủ, làm cơ sở cho Quốc hội xem xét quyết định về dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục bổ sung, cập nhật một số nội dung, thông tin, số liệu đến thời điểm báo cáo Quốc hội trong các báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp theo hướng cụ thể hoá nội dung tiếp thu...

Tags:

相关文章