Cùng với đó để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo,étbỏthuếgiátrịgiatăngđốivớigạkq cup c1 châu âu tiêu thụ tối đa lượng gạo hàng hóa trong dân, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp, đưa gạo trở thành một trong những mặt hàng được tập trung xúc tiến trong thời gian tới. Cụ thể, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các cơ quan liên quan rà soát, phân tích kỹ tình hình xuất khẩu gạo giảm tại từng thị trường trong những tháng đầu năm, xác định rõ nguyên nhân, điểm yếu, hạn chế cần khắc phục; Phát huy mạnh mẽ vai trò của VFA, các thương nhân xuất khẩu gạo, nhất là vai trò của Vinafood 1 và Vinafood 2; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới rà soát các lối mở biên giới có đủ điều kiện để cho phép xuất khẩu gạo qua biên giới theo quy định. Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT tiếp tục hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam, trong đó lưu ý những giải pháp xây dựng bộ tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu gạo, quy trình sản xuất lúa đảm bảo yêu cầu chất lượng… Trên cơ sở kế hoạch của Bộ Công Thương về một số hoạt động xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính xem xét cấp hoặc trình Thủ tướng bổ sung kinh phí theo quy định. Trong những tháng đầu năm 2015, tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, số lượng và giá trị xuất khẩu giảm đáng kể so với năm 2014. Cụ thể, xuất khẩu gạo 4 tháng ước đạt 2,04 triệu tấn, kim ngạch 889 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và 5% về giá trị. Đáng chú ý, xuất khẩu sang một số thị trường chính giảm mạnh so với cùng kỳ: Philippines giảm 41%, Trung Quốc giảm 45,1%... |