游客发表

【tỉ số cadiz】Đám cưới giản dị của Thiếu tướng Trần Tử Bình và vợ

发帖时间:2025-01-10 00:31:36

Sau khi vượt ngục thành công,ĐámcướigiảndịcủaThiếutướngTrầnTửBìnhvàvợtỉ số cadiz Thiếu tướng Trần Tử Bình với bà Nguyễn Thị Hưng tổ chức một đám cưới đơn sơ chỉ có hai đĩa xôi và khoai dây.

Thiếu tướng Trần Tử Bình và bà Nguyễn Thị Hưng. Nguồn ảnh: Trần Việt Trung.

Trước năm 1945, ông Trần Tử Bình đã gặp gỡ và bén duyên với bà Nguyễn Thị Hưng. Tuy nhiên, khi đi làm nhiệm vụ, ông Trần Tử Bình đã bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò. Kể từ đó, bà Hưng không còn nghe được nhiều thông tin gì từ ông. Cho đến khi cuộc đại vượt ngục tháng 3/1945 diễn ra, ông Trần Tử Bình và bà Nguyễn Thị Hưng mới có thể đoàn tụ. Họ tham gia vào đoàn người và tiếp tục con đường cách mạng.

Trên hành trình của máu và hoa đó, đám cưới của hai ông bà là một ký ức dung dị, bình thường mà tác giả Trần Việt Trung - con trai của Thiếu tướng Trần Tử Bình - được biết đến.

Đám cưới chỉ có khoai dây và hai đĩa xôi

Bà Nguyễn Thị Hưng là một trong những người phụ nữ tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ hoạt động bí mật, bà giữ vai trò quan trọng trong Liên khu C Xứ ủy Bắc Kỳ, tổ chức phong trào ở các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Sau này bà đã trở thành Trưởng ban cán sự của tỉnh Hà Nam.

Vì muốn có một đám cưới tươm tất với người bạn đời là cán bộ huyện, ông Trần Tử Bình đã dùng hết số tiền bản thân tích góp được để mua sắm cho cả hai. Nhưng rồi mọi chuyện diễn ra không mấy suôn sẻ. Bà Hưng vừa cầm tiền ra chợ đã bị kẻ gian lấy mất. Bà vừa khóc vừa đi về nhà.

"Lúc biết chuyện, ba tôi chỉ cười nhẹ và nói với bà: Thôi, mình không ăn thì để người khác ăn. Nhà còn khoai dây không?", ông Trần Việt Trung kể lại.

Bức ảnh kỷ niệm của Thiếu tướng Trần Tử Bình và bà Nguyễn Thị Hưng. Nguồn ảnh: Trần Việt Trung.

Khoai dây là những phần rễ cây khoai chưa kịp phát triển thành củ. Trong những năm tháng đói kém, người dân thường luộc lên để ăn thay cơm. Vô tình khoai dây này lại trở thành một phần trong buổi lễ cưới giản dị. Cùng với ít rượu và hai đĩa xôi là món chính, đám cưới diễn ra trong sự chứng kiến của nhiều người.

Theo ông Trung, trong lễ cưới, ba ông đã uống ba chén rượu. Chén đầu tiên ông Trần Tử Bình dành để tưởng nhớ những đồng chí đã ngã xuống. Chén thứ hai là lời cảm ơn tới những người đồng đội và học trò đã sát cánh cùng ông. Chén cuối cùng là lời hứa, một sự cam kết đối với lý tưởng cách mạng mà ông và bà Hưng cùng nhau theo đuổi.

Đối với tác giả Trần Việt Trung, đám cưới của hai người như một biểu tượng của tinh thần lạc quan và niềm tin vào tương lai. Cuộc đời cách mạng của hai người không chỉ để lại di sản cho gia đình mà còn cho cả thế hệ sau. Buổi lễ giản dị nhưng sâu sắc của họ vẫn luôn là câu chuyện truyền cảm hứng về lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần vượt qua mọi khó khăn để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Phía sau một vị tướng là hậu phương vững chắc

Trong cuộc sống thường ngày, bà Nguyễn Thị Hưng khiến mọi người kính trọng bởi sự chân thành và giản dị. Ông Trần Việt Trung chia sẻ, khi bà Hưng được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Hai vì những đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, nhiều người cho rằng đó chưa phản ánh đầy đủ công lao của bà. Họ cho rằng bà xứng đáng với Huân chương Độc lập hạng Nhất, vì bà từng giữ cương vị cao trong thời kỳ cách mạng hoạt động bí mật và đầy hiểm nguy. Tuy nhiên, bà không hề bận tâm đến danh hiệu hay vinh quang cá nhân.

“Mẹ tôi cười rất phúc hậu và nhẹ nhàng, bà nói rằng: ‘Chúng ta hoạt động cách mạng, có bao giờ nghĩ đến huân chương làm gì đâu” ông Trung xúc động kể lại.

Đối với bà Hưng, cách mạng không phải là nơi để tìm kiếm sự ghi nhận cho bản thân. Thay vào đó, bà luôn nghĩ đến việc làm sao để bảo vệ và hỗ trợ những người đồng chí, những cơ sở cách mạng đã hy sinh thầm lặng trong thời kỳ kháng chiến. Câu chuyện của bà là minh chứng cho tinh thần hy sinh và lòng trắc ẩn của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng khó khăn nhất của đất nước.

Một bức ảnh tư liệu tại nhà tù Hỏa Lò về quá trình hoạt động của Thiếu tướng Trần Tử Bình (ngoài cùng bên trái). Ảnh: Đức Huy.

Không chỉ là một nhà cách mạng xuất sắc, bà Nguyễn Thị Hưng còn là một người phụ nữ bình dị, gần gũi. Ông Trần Việt Trung kể rằng bà thường xuyên nhai trầu, dáng vẻ thân thuộc ấy khiến bà trở thành hình ảnh thân thương trong mắt những người dân quanh mình. Với phong thái giản dị nhưng thuyết phục, bà luôn nỗ lực xây dựng phong trào phụ nữ từ những điều nhỏ bé nhất. “Là người lãnh đạo phong trào, mẹ tôi luôn hòa mình với quần chúng, lao động và chia sẻ mọi điều với mọi người", ông Trung chia sẻ.

Hình ảnh bà Nguyễn Thị Hưng không chỉ là biểu tượng của sự hy sinh và cống hiến, mà còn là hiện thân của sự khiêm nhường và chân thành. Chính vì vậy, trong những tác phẩm của ông Trung, nhân vật người vợ, người mẹ giản dị luôn xuất hiện và song hành với ông Trần Tử Bình. Sau khi thực hiện cuốn sách về cha, ông Trần Việt Trung sẽ tiếp tục viết về người mẹ.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected].Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Quân đội lớn mạnh ra sao sau 3 năm đầu thành lập

Theo các tài liệu lưu trữ, từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1948, để bảo vệ thành quả cách mạng, Chính phủ đã ra một loạt quyết sách quan trọng để xây dựng Quân đội ngày càng lớn mạnh.

'Các nhà văn quân đội là một binh chủng đặc biệt'

“Chiến tranh qua đi, người dân Việt lại trở về bản chất hiền lành, sống đời bình an, đúng như câu thơ của Nguyễn Đình Thi: 'Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa', đó chính là nhờ ngấm tinh thần nhân văn của văn chương", Đại tá Nguyễn Bình Phương nói.

Đức Huy

    热门排行

    友情链接