【kết quả u17 thế giới】Nhân lên nghĩa cử cao đẹp
Những người hiến máu tình nguyện đều có hoàn cảnh khác nhau,ĩacửcaođẹkết quả u17 thế giới có cô chú là nông dân chân lấm tay bùn, có người là lao động tự do, nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, nuôi con khuyết tật, nuôi vợ nằm một chỗ... ấy vậy mà khi nghe hiến máu, họ đều hết lòng. Chính những điển hình như vậy đã tạo sự lan tỏa trong phong trào hiến máu tình nguyện ở đất Hậu Giang.
“Mong có thể giúp được nhiều người”
- Gắn bó với phong trào hiến máu tình nguyện mười mấy năm nay, anh Phan Thành Kích, giáo viên Trường Tiểu học Phú Hữu 1, huyện Châu Thành đã hiến máu được 40 lần. Anh bắt đầu tham gia hiến máu tình nguyện từ năm 2005. Lần đầu hiến máu, anh Kích cũng cảm thấy lo lắng, sợ ảnh hưởng sức khỏe, song được hướng dẫn của các y, bác sĩ, anh dần lấy lại bình tĩnh. Sau khi cán bộ y tế lấy máu xong, anh Kích thấy sức khỏe vẫn bình thường. Mỗi lần hiến máu, anh còn cảm thấy lạc quan, yêu đời hơn vì đã làm một việc có ích cho xã hội. “Với tôi, tham gia hiến máu tình nguyện là việc làm rất có ý nghĩa, vì biết rằng giọt máu của mình có thể góp phần, cứu chữa những bệnh nhân cần truyền máu. Tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng phong trào này, chỉ mong có thể giúp được nhiều người”, anh Kích cho biết.
Không chỉ nhiệt tình với phong trào hiến máu tình nguyện, anh Kích còn tích cực vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp cùng tham gia. Hành động đẹp của anh đã tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng, từ đó, ngày càng có nhiều người tham gia hiến máu tình nguyện. Vừa là người trực tiếp hiến máu, vừa là người tích cực cổ vũ tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia, hưởng ứng phong trào, anh Kích là một trong những tấm gương hiến máu tiêu biểu ở địa phương. Với những thành tích đó, anh Kích đã được tôn vinh khen thưởng và được xã hội ghi nhận. Đặc biệt, vừa rồi anh Kích còn vinh dự tham gia Lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc được tổ chức ở Hà Nội.
Gia đình cùng hiến máu nhân đạo
- Gần 20 năm qua, bà Trần Thị Tiệp, ở ấp Long Phụng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đã có 18 lần tham gia hiến máu, còn chồng bà hiến máu được 23 lần. Không những thế, bà còn động viên con trai hiến máu, đến nay anh cũng hiến được 5 lần. Với những đóng góp cho phong trào hiến máu tình nguyện, gia đình bà đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen, tôn vinh gia đình hiến máu tiêu biểu.
Theo bà Tiệp, năm 2011 khi được địa phương động viên đi hiến máu, tuy có chút lo lắng, không biết lấy máu rồi có bị… mất máu không, có ảnh hưởng sức khỏe không, nhưng khi nghĩ tới giọt máu của mình có thể góp phần cứu được nhiều người, vợ chồng bà cũng mạnh dạn đăng ký tham gia. “Thấy cây kim to vậy, lấy máu xong chỉ hơi đau thôi. Khi về nhà cũng bình thường, không bị xây xẩm hay chóng mặt gì cả”, bà Tiệp bộc bạch.
Nhận thấy hiến máu nhân đạo là việc làm ý nghĩa, mỗi lần có dịp tiếp xúc nhiều người, bà Tiệp cùng chồng cũng bớt chút thời gian vận động mọi người xung quanh tham gia hiến máu. Thấy mọi người con băn khoăn, sợ hiến máu ảnh hưởng sức khỏe, bà Tiệp lấy bản thân mình để dẫn chứng. Dù bà đã hiến máu nhiều lần, nhưng vẫn khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, vì mỗi lần hiến máu là mỗi lần làm việc có ích cho xã hội.
Để có thể cung cấp những giọt máu cho cấp cứu và điều trị bệnh, gia đình bà Tiệp luôn chú trọng trong việc ăn uống, bảo vệ sức khỏe, sẵn sàng tham gia hiến máu khi địa phương có đợt hiến máu nhân đạo. Bà Tiệp cho biết: “Đợt dịch Covid-19 vừa qua, khi nghe thông tin thiếu máu, vợ chồng tôi cũng định lên thành phố Cần Thơ để hiến máu, nhưng ở ấp cho hay có đợt tổ chức hiến máu tại địa phương nên chúng tôi tham gia tại địa phương”. Hiện nay, hai người con gái của vợ chồng bà Tiệp chỉ mới 7 tuổi, bà Tiệp dự định khi con lớn, đủ tuổi, bà sẽ động viên con tham gia hoạt động ý nghĩa này.
Tiếp tục hiến máu đến hết tuổi cho máu
- “Mỗi người nên tích cực hiến máu, vừa để mình được khỏe hơn, vừa chia sẻ với những người bệnh cần truyền máu”, anh Trần Minh Hùng, ở ấp 5, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, người có 35 lần hiến máu chia sẻ.
Anh Hùng kể lại câu chuyện hiến máu một cách vui vẻ, như kể về công việc phải làm bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Anh bắt đầu tham gia hiến máu tình nguyện vào năm 1995, lúc đó phong trào hiến máu chưa lan tỏa như bây giờ. Khi nghe đến chuyện hiến máu, mọi người còn e dè, ngần ngại. Mới đầu, khi nhìn thấy kim tiêm lấy máu, rồi bịch máu, anh khá hồi hộp. Nhưng nghĩ đến giọt máu của mình có thể cứu được nhiều người nguy kịch, đang cần truyền máu, mọi lo lắng trong anh không còn nữa. Anh Hùng bộc bạch: “Người ta giàu có, dư dả thì giúp tiền, giúp của. Mình chỉ đủ ăn, nên chỉ có thể giúp được những gì trong điều kiện cho phép. Mỗi người mỗi cách khác nhau, miễn sao làm được việc có ích cho xã hội là tôi thấy vui rồi”.
Những năm qua, dẫu bận rộn với công việc đồng áng, nhưng mỗi khi địa phương tổ chức hiến máu là anh sẵn sàng tham gia. Công việc ý nghĩa này được anh Hùng thực hiện đều đặn mỗi năm. Như lời anh Hùng chia sẻ, anh sẽ tiếp tục “chia sẻ sự sống” đến khi sức khỏe không cho phép thì thôi.
Với 35 lần hiến máu, anh Hùng đã được tôn vinh, khen thưởng nhưng anh chỉ xem đó là chuyện nên làm, cần làm...
Những giọt máu hồng của anh Kích, gia đình bà Tiệp, anh Hùng đã góp phần cứu chữa cho những bệnh nhân cần truyền máu, giúp họ vượt qua cơn nguy kịch. Và những nghĩa cử cao đẹp “Thương người như thể thương thân” ấy sẽ tiếp tục lan tỏa, để “một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”...
Toàn tỉnh đã tiếp nhận được 8.985 đơn vị máu, đạt 76,1% kế hoạch năm. Trong đó, huyện Châu Thành đạt 82,6%, thành phố Ngã Bảy đạt 69,2%, huyện Vị Thủy đạt gần 58%. Từ đây đến cuối năm, dự kiến tổ chức 35 buổi hiến máu tình nguyện. |
BÍCH CHÂU
相关推荐
- Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- Thăm, chúc Tết cộng đồng người Hoa dịp Tết Nguyên tiêu
- Nơi bảo hiểm xã hội đến tất cả người dân
- Tuổi trẻ cả nước tổ chức 22.720 hoạt động bảo vệ môi trường
- Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- Ðánh giá cán bộ qua góp ý của dân
- Thu tiền tỷ nhờ trồng rau sạch
- Phát triển nền nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu