当前位置:首页 > World Cup

【vô địch đức tối nay】Không phân biệt loại hình đào tạo khi tuyển công chức

Ảnh minh họa

Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức,ệtloạihnhđotạokhituyểncngchứvô địch đức tối nay cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập.

Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2012/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Thông tư cũng bổ sung quy định đối với quy trình xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển. Cụ thể, theo quy định cũ, trước khi quyết định tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải có văn bản gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất ý kiến.

Tuy nhiên, với quy định mới, trường hợp viên chức đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển theo quy định, và cơ quan, tổ chức, đơn vị còn chỉ tiêu biên chế thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, quyết định tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Sau đó, có văn bản báo cáo Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.

Theo thông tin tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ ngày 3/10 vừa qua, Bộ Nội vụ khẳng định những quy định hiện hành về tuyển dụng cán bộ, công chức được thực hiện thống nhất trong cả nước. Theo đó, các quy định hiện hành không cấm những người có bằng đại học tại chức được thi tuyển dụng đầu vào các cơ quan nhà nước. Luật Giáo dục cũng không phân biệt các loại hình đào tạo như chính quy, tại chức, công lập, ngoài công lập. Các văn bằng được công nhận giá trị như nhau thì những người học các hệ đào tạo đó cũng có cơ hội như nhau. Cơ quan, tổ chức tuyển dụng phải bảo đảm đúng nguyên tắc công bằng, khách quan.

Vừa qua, báo chí phản ánh một số địa phương thông báo không tuyển dụng đầu vào có bằng tại chức. Bộ Nội vụ đã cử đoàn xuống địa phương kiểm tra, nắm tình hình cụ thể. Sau khi có báo cáo chính thức về vấn đề này, Bộ sẽ có hướng xử lý trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành.

Thông tư 05/2012/TT-BNV mới ban hành của Bộ Nội vụ sẽ có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2012.

Nguồn: chinhphu.vn

分享到: