您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【soi kèo trận hà lan】Gỗ đước giảm giá, người trồng rừng điêu đứng

Nhà cái uy tín8人已围观

简介(CMO) Những ngày đầu tháng 6, đến các hộ dân nhận khoán đất rừng ngập mặn ven biển của huyện Ngọc Hi ...

Báo Cà Mau(CMO) Những ngày đầu tháng 6, đến các hộ dân nhận khoán đất rừng ngập mặn ven biển của huyện Ngọc Hiển mới cảm được hết nỗi lòng của bà con. Thất vụ tôm, cua, nghĩ sẽ được bù lại nhờ mùa khai thác rừng, nhưng do giá gỗ sụt giảm mạnh, bà con đang lâm vào khốn khó.

Đối với người dân huyện Ngọc Hiển, rừng đước là tài sản quý báu giúp đời sống người dân khởi sắc. Người có tiền xây nhà khang trang, người nuôi con ăn học thành tài... Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm trước, khi giá cây đước vẫn ở mức cao. Còn hiện nay, giá gỗ đước sụt giảm thê thảm.

Sản xuất gặp khó khăn, tiêu thụ và xuất khẩu than gặp khó khiến gỗ đước rớt giá mạnh.

Nếu như năm 2018, với 1 ha rừng đước, hộ dân khai thác được 400 m3gỗ, thu nhập khoảng 400 triệu đồng (giá 1 triệu đồng/m3, có lúc tăng lên 1,2 triệu đồng), thì năm nay, các nhà thầu đấu giá thu mua chỉ từ 400.000-500.000 đồng/m3. Như vậy, 1 ha rừng sẽ mất trắng khoảng 200 triệu đồng.

Ông Tô Văn Dưng, ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, chua xót: “Rừng trồng gần 20 năm mới được khai thác, nhưng năm nay giá rớt thê thảm. Nhìn đám rừng xanh cây nào cây nấy to đùng, tôi chỉ biết ngậm ngùi”.

Câu chuyện khai thác rừng về mặt thủ tục khá nhiêu khê, đây cũng là trở ngại đối với người dân. Ðể được phép khai thác rừng, người dân phải đăng ký từ năm trước. Sau đó, các đơn vị quản lý rừng tiến hành đo đạc, xem xét các yêu cầu rồi mới cấp phép khai thác.

Ông Lâm Toàn, ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, cho rằng: “Giá cây rừng giảm là thiệt thòi lớn của người dân. Khai thác không được thì người dân có quyền tìm thầu, tìm được giá họ sẽ bán. Nhưng ngặt nỗi, hết thời gian khai thác thì họ sẽ mất lượt và phải đợi 3-4 năm sau. Như vậy, họ vẫn còn lệ thuộc vào đơn vị quản lý rừng rất lớn”.

Cũng theo ông Toàn, phần lớn các nhà thầu thu mua cây rừng vẫn phải qua đấu giá do các ban quản lý rừng tổ chức, ai trúng thầu sẽ được thu mua lâm sản. Như vậy, chuyện giá gỗ đước sụt giảm một phần do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nhưng nhà thầu cũng “vịn” vào thực tế đó mà ép nông dân.

Thủ tục đăng ký với ngành chuyên môn đã xong, chấp nhập giá thấp, nhưng hơn 1 tháng nay, một số hộ dân ở ấp Kinh Ráng, xã Viên An Ðông vẫn phải chạy đôn chạy đáo tìm nhà thầu. Nếu không khai thác, mật độ rừng che phủ quá dày sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi; đồng thời, khai thác cũng để xoay xở kinh tế.

Ông Văn Công Tỏ, ấp Kinh Ráng, xã Viên An Ðông, chia sẻ: “Chưa năm nào người trồng rừng khổ như năm nay, phải chạy khắp nơi để tìm kiếm nhà thầu. Có vài nhà thầu đến xem rừng nhưng rồi cũng đi, rừng thì vẫn còn đó. Nghe người ta đồn đoán, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc xuất khẩu than không được, kéo theo giá cây rừng giảm. Tôi mong Nhà nước sớm có giải pháp bình ổn giá rừng để bà con vùng ngập mặn Ngọc Hiển đỡ cơ cực, vất vả hơn”.

Những hộ dân khai thác lâm sản chung nỗi sầu vì đước rớt giá.

Phó trưởng ban Quản lý rừng Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển Tạ Minh Mẫn cho biết: “Hiện nay, giá cây đước trên địa bàn huyện Ngọc Hiển giảm mạnh, chúng tôi tổ chức họp dân để công khai, cho bà con lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng mời gọi nhiều nhà thầu để tăng mức giá cây rừng, được chút nào mừng cho bà con chút đó. Nhưng hầu hết nhà thầu vẫn mua giá lâm sản rất thấp”.

Gỗ đước được huyện Ngọc Hiển cơ cấu trở thành ngành hàng chủ lực của địa phương, là một trong những đột phá để nâng cao cuộc sống người dân. Song, câu chuyện gỗ đước vẫn loay hoay về giá cả, thậm chí những lúc cây đước rớt giá trầm trọng, người bán chạy tìm người mua, người mua không xuất bán được nên mua cầm chừng để tạo việc làm cho nhân công lao động. Nếu chờ giá thì những năm sau họ mất lượt khai thác, họ sẽ lỗ về chu kỳ và giá trị cây đước rất thấp... Ðước cứ rớt giá và không có giải pháp tháo gỡ từ ngành chức năng thì chuyện trồng và giữ rừng là vấn đề nan giải./.

 

Chí Hiểu - Hồng My

 

Tags:

相关文章