【bxh h2 y】Trần Lực bật khóc trước giờ phút chia ly từ biệt NSND Trần Bảng

NSƯT Trần Lực xúc động nói lời tiễn biệt cha:

Lễ viếng GS. NSND Trần Bảng diễn ra chiều 24/7 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Trước giờ phút chia ly,ầnLựcbậtkhóctrướcgiờphútchialytừbiệtNSNDTrầnBảbxh h2 y NSƯT Trần Lực bật khóc chia sẻ: "Cả cuộc đời bố dành cho chúng con, là thủ lĩnh tinh thần cho chúng con. Lẽ ra đám tang của bố, chúng con không được khóc. Bởi bố đã sống một cuộc đời rất viên mãn. Giờ phút này, con chỉ có thể nói: Chúng con yêu bố". 

NSND Trần Lực bật khóc trước giây phút chia ly từ biệt người cha kính yêu. 

"Với chúng con, bố chưa bao giờ chết cả. Bố tồn tại mãi mãi trong chúng con. Bố ở trong chúng con, chúng con ở trong bố. Cả cuộc đời bố đã dành hết tình yêu thương cho con cháu, truyền dạy mọi lẽ sống cho chúng con. Bố là chỗ dựa tinh thần của gia đình mình.

Với các bạn bè, đồng nghiệp, học trò của bố... họ cũng nhìn thấy sự hiện diện của bố trong họ thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Bố đã dành hết mọi nhiệt huyết và thanh xuân cho môn nghệ thuật mà bố đam mê. Tạm biệt bố kính yêu. Tạm biệt những năm tháng đẹp của bố con mình, của gia đình mình", NSƯT Trần Lực nghẹn ngào.

Đại gia đình của NSND Trần Bảng cúi đầu tiễn biệt ông trước lúc di quan. 
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm tiễn biệt NSND Trần Bảng. 
Nghệ sĩ Đức Khuê cũng tới viếng bố đạo diễn Trần Lực.

Diễn viên Quỳnh Kool và vợ chồng diễn viên Nguyệt Hằng tới viếng NSND Trần Bảng.

NSND Nguyễn Hải đến viếng "ông trùm chèo".
NSƯT Xuân Bắc nhìn mặt NSND Trần Bảng lần cuối.
NSND Trịnh Thuý Mùi đọc điếu văn.

Kết thúc lễ truy điệu, NSND Đoàn Thanh Bình - một trong những học trò ưu tú của GS. NSND Trần Bảng đã đại diện cho các thế hệ học trò tiễn biệt thầy mình bằng điệu chèo Sử rầu ba than do soạn giả Châu Hải Đường cảm tác, khiến ai cũng xúc động nghẹn ngào. 

NSND Đoàn Thanh Bình hát chèo tiễn biệt người thầy kính yêu: 

Hơn 60 năm lao động, gắn bó với nghệ thuật chèo, NSND Trần Bảng sáng tác hơn 10 vở chèo nổi tiếng như:Con trâu hai nhà(1956), Đường đi đôi ngả (1959), Cô gái và anh đô vật(1976), Tình rừng(1972), Câu chuyện tình những năm 80 (1981), Máu chúng ta đã chảy(1996)…

Năm 1993, ông được phong hàm Giáo sư và danh hiệu NSND. Với những cống hiến cho nghệ thuật chèo, ông được Nhà nước trao tặng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 2 (2001), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt 5 (2017).

Những năm cuối đời, NSND Trần Bảng sống cùng gia đình con trai - NSƯT Trần Lực. Sức khoẻ giảm sút nhưng ông vẫn chăm đọc báo, cập nhật tin tức trên mạng xã hội và sử dụng thành thạo các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng.

NSND Quốc Trượng, Tự Long đau xót tiễn biệt NSND Trần BảngChiều 24/7, lễ viếng NSND Trần Bảng diễn ra tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Người thân, bạn bè và các thế hệ học trò đã đến tiễn biệt ông về nơi an giấc ngàn thu.
World Cup
上一篇:Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
下一篇:Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi