Ví cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam như "cỗ xe tam mã” gồm đầu tư,úcđẩycỗxetammãtạođộnglựcpháttriểnđấtnướkq berlin xuất khẩu và tiêu dùng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải dùng mọi biện pháp để thúc đẩy cỗ xe này, tạo động lực phát triển đất nước.
Hội nghị đã tập trung bàn về các kịch bản, giải pháp để thực hiện “mục tiêu kép” trong nửa chặng đường còn lại của năm 2020. |
Việt Nam là một trong số ít quốc gia tăng trưởng dương
Các kịch bản, giải pháp để thực hiện “mục tiêu kép” trong nửa chặng đường còn lại của năm 2020 là những ý kiến được Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ cùng lãnh đạo các địa phương tập trung thảo luận tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vừa diễn ra hôm qua (2/7).
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, nhiều quốc gia còn đang vật lộn với dịch bệnh, chưa thể có giải pháp hữu hiệu phục hồi nền kinh tếvà có mức tăng trưởng âm, việc đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 1,81% tuy thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua, nhưng là đáng ghi nhận, bởi nước ta nằm trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng dương.
Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên thoát khỏi dịch bệnh, thiết lập trạng thái bình thường mới. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Xuất siêu đạt mức 4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của khu vực trong nước đạt khá cao, lên đến 11,7%.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư, tăng trưởng GDP của quý II chỉ đạt 0,36% là điều đáng quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu là do đứt gãy thị trường xuất khẩu.
Về đầu tư, huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có xu hướng phục hồi, tính chung 6 tháng ước tăng 3,4% so với cùng kỳ, nhưng vẫn là mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua. Vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả FDI) giảm so với cùng kỳ, trong đó, vốn đăng ký ước đạt 15,67 tỷ USD, giảm 15,1%; giải ngân vốn FDI ước đạt 8,65 tỷ USD, giảm 4,9%.
Về giải ngân vốn đầu tư công, tốc độ giải ngân 6 tháng đầu năm đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, ước đạt 156.000 tỷ đồng, bằng 33,1% kế hoạch; giải ngân vốn nước ngoài vẫn chậm, ước đạt 10,2% kế hoạch.
Sức mua của thị trường trong nước cũng dần phục hồi sau khi các giải pháp kích cầu được triển khai mạnh mẽ, song vẫn còn yếu do thu nhập từ hoạt động sản xuất - kinh doanh giảm và tâm lý tiết kiệm chi tiêu. Tính chung 6 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt gần 2,4 triệu tỷ đồng, giảm 0,8% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 5,3%.
Các địa phương “phải nóng ruột lên”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trăn trở, mặc dù kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó giá dầu thô biến động mạnh, giá thịt lợn còn cao, rủi ro tỷ giá thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng.
“Trong khó khăn của thế giới cũng như trong nước, một lần nữa, chúng ta cần khẳng định rõ, phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để nâng cao uy tín chỉ đạo, điều hành, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, thu hút đầu tư, tạo nền tảng cho ổn định và phát triển kinh tế, xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng cho rằng, cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam được ví như cỗ xe tam mã, gồm 3 cấu phần quan trọng nhất là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. “Hội nghị này phải dùng mọi biện pháp để 3 con ngựa kéo đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất, để lấy đà cho đất nước, nhất là trong năm nay diễn ra Đại hội Đảng các cấp và Đại hội toàn quốc vào đầu năm sau”, Thủ tướng nói.