您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【lich bong y】Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế

Cúp C1189人已围观

简介Những bước phát triển mạnh mẽTừ năm 2003, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựn ...

Những bước phát triển mạnh mẽ

Từ năm 2003,âydựngĐàNẵngthànhtrungtâmkinhtếlich bong y Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết này đã từng bước giúp Đà Nẵng thực hiện con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình.

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” cho thấy, Đà Nẵng là thành phố đi đầu phát triển nhanh và ấn tượng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng bộc lộ các tồn tại, hạn chế. Tốc độ phát triển của Đà Nẵng bắt đầu chậm lại, thậm chí còn bị bỏ lại ở một số chỉ tiêu quan trọng về kinh tế - xã hội. Với thực tế đó, nhất là yêu cầu về quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu phát triển mới, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết, Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, được xem là thành phố đáng sống, là hình ảnh một trong những địa phương tiên phong trong quyết liệt cải cách và năng động phát triển, ngày càng khẳng định là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung.

Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng tương đối nhanh cả về quy mô và tốc độ, làm gia tăng nhanh nguồn thu ngân sách, tăng thu nhập bình quân đầu người. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại. Diện mạo đô thị thay đổi nhanh chóng, không gian phát triển đô thị được mở rộng gấp 4 lần so với năm 2003. Đà Nẵng cũng đã thu hút được nhiều nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển.

xay dung da nang thanh trung tam kinh te xa hoi lon cua ca nuoc va dong nam a
Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng tương đối nhanh cả về quy mô và tốc độ. Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, theo đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, Đà Nẵng vẫn còn một số mục tiêu chưa đạt được. Cụ thể, việc xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị lớn của cả nước có sắc thái riêng và mang tầm vóc quốc tế; trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp... vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng khá cao nhưng năng suất lao động tăng chưa tương xứng; quy mô nền kinh tế còn nhỏ với tỷ trọng GRDP chỉ chiếm khoảng 1,55% so với cả nước; tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm sút.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, nhất là trong quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất; xuất hiện tình trạng cạn kiệt nguồn đất dự trữ cho phát triển. Vai trò là đô thị trung tâm, đầu tàu, động lực dẫn dắt phát triển kinh tế - xã hội chưa rõ nét...

Nghị quyết 43: Chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn

Trước thực tế đó, Ban Kinh tế Trung ương được Bộ Chính trị giao là cơ quan Thường trực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, Đà Nẵng, các chuyên gia kinh tế xây dựng đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những điểm mới nổi bật từ quan điểm xây dựng nghị quyết đến mục tiêu, tầm nhìn và giải pháp.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Nghị quyết 43 là một Nghị quyết hết sức quan trọng, vạch ra chủ trương, đường lối cho phát triển thành phố Đà Nẵng trong 10 năm tới và các năm tiếp theo. Nghị quyết ra đời được nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước hết sức đồng tình, ủng hộ tạo ra khí thế mới cho phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới đây.

Đà Nẵng nằm ở địa bàn chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của miền Trung và cả nước. Với những lợi thế sẵn có, theo đồng chí Nguyễn Văn Bình, "chúng ta phải thấy Đà Nẵng sẽ là trung tâm phát triển của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Vì thế, xây dựng và phát triển Đà Nẵng không chỉ riêng cho Đà Nẵng mà còn tạo ra động lực và sự lan tỏa cho cả vùng".

Được biết, mục tiêu tổng quát của Nghị quyết mới này là xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước.

xay dung da nang thanh trung tam kinh te xa hoi lon cua ca nuoc va dong nam a
Đà Nẵng sẽ là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao... Ảnh: Internet.

Đà Nẵng cũng sẽ trở thành trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống, có tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, chính quyền tiên phong trong đổi mới và phát triển, người dân có mức sống thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước với chất lượng cuộc sống tốt, thân thiện, hạnh phúc và sáng tạo; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Về các chỉ tiêu cụ thể, giai đoạn 2021 – 2030 tốc độ tăng bình quân GRDP trên 12%/năm; dịch vụ 12,5 - 13,5%/năm; công nghiệp 11,5 - 12,5%/năm; nông nghiệp 4 - 5%/năm. Các lĩnh vực công nghệ cao đóng góp hơn 10% tổng sản phẩm trên địa bàn của thành phố. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2% của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 15%/năm.

Theo nhận định, Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị được ban hành lần này có 12 điểm mới so với Nghị quyết 33 ban hành trước đó. Nghị quyết 43 nhấn mạnh đến chính sách ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng gồm: Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Đánh giá về Nghị quyết 43, TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đây là Nghị quyết rất có ý nghĩa với định hướng khá rõ cho Đà Nẵng, tạo cơ sở, quan điểm, chỉ đạo cũng như định hướng để Đà Nẵng mạnh dạn triển khai và ngoài ra cũng cho Đà Nẵng những giải pháp lớn phải tiếp tục.

“Đặc biệt, chính quyền thành phố Đà Nẵng thấy rằng đây là trách nhiệm đối với người dân Đà Nẵng, Đà Nẵng có trách nhiệm triển khai có hiệu quả. Cả hệ thống chính trị Đà Nẵng phải tạo sự đồng thuận của người dân để làm sao triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị về tương lai Đà Nẵng”, TS. Trần Du Lịch nói.

Tags:

相关文章