【truc tiep bong da 90 phut】11 khuyến nghị cải thiện chỉ số DDCI tỉnh Bình Phước
Chỉ số tổng hợp DDCI chuyển biến tích cực
Bộ chỉ số DDCI được tỉnh Bình Phước xác định là một công cụ hữu hiệu để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong 2 năm triển khai (2021 và 2022),ếnnghịcảithiệnchỉsốDDCItỉnhBigravenhPhướtruc tiep bong da 90 phut bộ chỉ số DDCI đã cung cấp những thông tin quan trọng từ những đánh giá khách quan của cộng đồng doanh nghiệp về năng lực điều hành của cấp sở, ban, ngành và chính quyền địa phương. Đây là những chỉ dẫn tin cậy để các cấp, các ngành tỉnh Bình Phước đưa ra những chương trình hành động, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp; giúp thúc đẩy thi đua, cạnh tranh giữa các sở, ban, ngành và giữa các địa phương trong việc cải thiện năng lực điều hành, qua đó góp phần cải thiện chỉ số PCI, giúp cho tỉnh Bình Phước có được vị trí ngày càng tốt hơn trên bảng tổng xếp hạng về chỉ số PCI của cả nước.
Đại diện đơn vị tư vấn đưa ra 11 khuyến nghị cải thiện chỉ số DDCI tỉnh Bình Phước
Năm 2022, bộ chỉ số DDCI Bình Phước đã có những thay đổi đáng kể so với năm 2021 để tương thích với những thay đổi của bộ chỉ số PCI 2021 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố. Cụ thể, cấp sở, ban, ngành tỉnh được bổ sung 22 chỉ tiêu, chỉnh sửa 13 chỉ tiêu, giữ nguyên 32 chỉ tiêu, loại bỏ 15 chỉ tiêu không phù hợp; cấp địa phương bổ sung thêm 20 chỉ tiêu, chỉnh sửa 11 chỉ tiêu, giữ nguyên 47 chỉ tiêu, loại bỏ 13 chỉ tiêu.
Bộ chỉ số DDCI đối với khối sở, ban, ngành gồm 8 chỉ số thành phần, với 66 chỉ tiêu, tăng 6 chỉ tiêu so với năm 2021; đối với khối địa phương gồm 9 chỉ số, 77 chỉ tiêu, tăng 6 chỉ tiêu so với năm 2021.
Trên cơ sở khảo sát của đơn vị tư vấn tại 1.584 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trong đó có 609 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chỉ tham gia đánh giá khối địa phương; 582 doanh nghiệp và 2 hợp tác xã, hộ kinh doanh chỉ tham gia đánh giá khối sở, ban, ngành và 393 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia đánh giá cả 2 khối. So với năm 2021, quy mô khảo sát năm 2022 đã tăng thêm 84 doanh nghiệp.
Qua khảo sát, đơn vị tư vấn đã đánh giá xếp hạng đầy đủ 11 đơn vị thuộc khối địa phương và 16/20 đơn vị khối sở, ban, ngành. Kết quả 4 sở, ban, ngành vẫn chưa đủ phiếu xếp hạng. Về các chỉ số tổng hợp DDCI, điểm DDCI của cả 2 khối đều tăng so với năm trước, trong đó khối sở, ban, ngành có sự tăng điểm khá mạnh, khối địa phương tăng nhẹ. Điều này phần nào cho thấy sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng điều hành của các cơ quan công quyền ở cả hai khối.
Đối với bộ chỉ số DDCI khối sở, ban, ngành năm 2022: Sở Tư pháp là đơn vị dẫn đầu với 79,08 điểm. Đây là đơn vị có điểm số tăng 5,06 điểm so với năm 2021, vươn từ vị trí thứ 2 lên vị trí dẫn đầu. Sở Tư pháp cũng là đơn vị duy nhất được xếp hạng “Rất tốt” trong 16 sở, ban, ngành năm 2022. 7 đơn vị thuộc nhóm “Tốt” gồm: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch 77,70 điểm, xếp vị trí thứ 2; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 73,75 điểm, xếp vị trí thứ 3; Cục Thuế 72,27 điểm, xếp vị trí thứ 4; Sở Công Thương 72,02 điểm, xếp vị trí thứ 5; Bảo hiểm xã hội tỉnh 71,56 điểm, xếp vị trí thứ 6; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 71,36 điểm, xếp vị trí thứ 7; Sở Kế hoạch và Đầu tư 70,07 điểm, xếp vị trí thứ 8. Đối với bộ chỉ số DDCI khối địa phương, dẫn đầu bảng xếp hạng là thị xã Phước Long, với 70,99 điểm; xếp thứ 2 là huyện Lộc Ninh với 70,72 điểm; thành phố Đồng Xoài xếp thứ 3 với 69,70 điểm. |
Một số khuyến nghị nhằm cải thiện chỉ số DDCI
Trên cơ sở kết quả đạt được, đơn vị tư vấn đã có những khuyến nghị nhằm cải thiện chỉ số DDCI trong thời gian tới, đó là: Phân tích kết quả DDCI trong tương quan so sánh với PCI, bởi chỉ số DDCI có kết quả tương đồng là căn cứ để củng cố những đánh giá nhất định. Bên cạnh đó, việc đối chiếu chỉ số DDCI với các chỉ số khác như chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) cũng rất có ý nghĩa, giúp lãnh đạo tỉnh rút ra những nhận định xác thực hơn.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi tuyên dương các sở, ngành có thành tích về DDCI tốt nhất trong năm 2022
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Bình Phước được phản ánh qua khảo sát đang rất khó khăn và chưa có dấu hiệu cải thiện. Do vậy, chính quyền các cấp nên lắng nghe và chủ động hơn nữa trong việc tìm ra các giải pháp và thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp trong các nhóm ngành nghề và tại các địa bàn cụ thể. Đồng thời nhanh chóng hoàn thiện số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh đồng bộ hóa, kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan trên toàn tỉnh, để giảm bớt việc người dân và doanh nghiệp phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ đã được xác nhận trước đó.
Đối với các sở, ban, ngành: Cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến. Đồng thời, cần rà soát lại nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục hiện tượng hồ sơ nộp trực tuyến bị “ngâm” ở phòng chờ; tiếp tục tăng cường công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kịp thời với nhu cầu thực tiễn và có tính khả thi cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi tuyên dương Sở Tư pháp, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng huyện Lộc Ninh và thị xã Phước Long có thứ hạng về DDCI tốt nhất trong năm 2022
Đối với các địa phương: Cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số; liên quan tới vấn đề tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh. Năm 2022 có khoảng 49% doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh, giảm so với tỷ lệ 60% của năm 2021. Tuy nhiên, đây vẫn là một tỷ lệ đáng chú ý và cần tiếp tục được cải thiện.
Liên quan đến tình hình an ninh trật tự vẫn tiếp tục là một vấn đề đáng chú ý ở tỉnh Bình Phước và cần được cải thiện.
Trung bình toàn tỉnh vẫn có tới 57% doanh nghiệp đánh giá hiện tượng trộm cắp, đột nhập trái phép còn phổ biến; 45% doanh nghiệp đánh giá hiện tượng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vi phạm quy định bảo vệ môi trường còn phổ biến; 53% doanh nghiệp phản ánh phải bỏ nhiều chi phí để thuê các dịch vụ bảo vệ, an ninh trật tự; 15% phản ánh hiện tượng bảo kê còn phổ biến trên địa bàn; 14% doanh nghiệp cho biết phải trả phí bảo kê để được yên ổn kinh doanh. |
Tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bình Phước về ý nghĩa của DDCI đối với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, cũng như sự đảm bảo tuyệt đối về bảo mật thông tin đối với các doanh nghiệp tham gia khảo sát. Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung bộ chỉ số DDCI để phù hợp với thực tiễn của địa phương với thay đổi của bộ chỉ số PCI, đặc biệt là những thay đổi của bộ chỉ số PCI 2022 do VCCI công bố.