【truc tiep ty so bong da】Chống buôn lậu thế nào trong các tháng cuối năm?
时间:2025-01-25 10:08:39 出处:World Cup阅读(143)
Diễn biến phức tạp trên một số tuyến
Thống kê mới đây của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho thấy,ốngbuônlậuthếnàotrongcácthángcuốinătruc tiep ty so bong da tuy hoạt động kinh tế - xã hội có nhiều gián đoạn bởi sự bùng phát của dịch Covid-19 nhưng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp ở một số tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm. Nổi lên một số hoạt động như sản xuất, buôn bán các sản phẩm thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; buôn bán hàng nhập lậu và sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, liên quan đến hoạt động thương mại điện tử; buôn bán, vận chuyển một số mặt hàng cấm qua biên giới.
Nguồn: Ban chỉ đạo 389 quốc gia Đồ họa: Hồng Vân |
Để ứng phó, trên các tuyến biên giới đất liền, tuyến biển, cảng biển, tuyến hàng không, bưu chính quốc tế và chuyển phát nhanh quốc tế, các lực lượng chức năng đã tăng cường nhân lực, phương tiện, tập trung tuần tra, kiểm soát tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ xảy ra buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; xác định các đối tượng trọng điểm, thực hiện đúng quy trình thu thập xử lý thông tin, quản lý rủi ro để kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa qua biên giới, không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại khu vực cửa khẩu. Các vụ việc vi phạm xảy ra trên tuyến biên giới đã được các lực lượng chức năng phối hợp phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý kịp thời và hiệu quả.
Theo ông Lê Thanh Hải - Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các đối tượng, tổ chức lợi dụng tình hình, để buôn lậu, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đặc biệt lợi dụng bán hàng qua kênh thương mại điện tử (online) gia tăng.
Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp đồng bộ, quyết liệt, do đó nhiều vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý, nhiều đường dây ổ nhóm tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bị triệt phá. Tính đến hết tháng 9/2021, cả nước đã xử lý 100.290 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại. Từ đó, thu nộp ngân sách hơn 7.519 tỷ đồng, khởi tố hơn 1.615 vụ án.
Xử lý kịp thời các dấu hiệu tiêu cực
Từ nay đến cuối năm, vừa là dịp Tết Nguyên đán, vừa là thời điểm cả nước bắt đầu đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường. Bởi vậy, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, kinh doanh đều tăng cao. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm sẽ còn diễn biến phức tạp. Các đối tượng sẽ lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý của cơ quan chức năng, kẽ hở của các chính sách pháp luật, chủ trương của Nhà nước để thực hiện các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng. Đáng chú ý trong số đó là các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm chất lượng, hàng vi phạm về nhãn mác gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng là trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Do đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ rõ một số nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2021, trong đó lưu ý việc nắm chắc tình hình, nhận diện rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả; đề ra nhiều giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, đánh trúng, đánh đúng, đấu tranh ngăn chặn, triệt phá các vụ vi phạm, không chạy theo sự vụ.
Cùng với đó là tăng cường kiểm soát tuyến biên giới, trên biển, nhất là lối mòn, lối mở nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng mang vào nội địa tiêu thụ; tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng là trang thiết bị, vật tư y tế liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Trong thị trường nội địa, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sẽ chú trọng các mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được bày bán công khai tràn lan trên trang thương mại điện tử, cửa hàng kinh doanh, tạp hóa, đại lý…
Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng nhấn mạnh thêm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra công vụ, phát hiện, xử lý kịp thời những cán bộ, công chức, sĩ quan có dấu hiệu tiêu cực, bảo kê tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Phát biểu tại hội nghị giao ban quý III/2021 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia được tổ chức cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia khẳng định tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các bộ, ngành, các cơ quan trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Việc này cần phải được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt đó là vấn đề chia sẻ thông tin, vấn đề giám sát các hoạt động của các đơn vị như giao thông, hải quan, quản lý thị trường… Đồng tình với nhận định rằng việc gian lận thương mại, buôn bán hàng giả và buôn lậu gia tăng khi mở cửa trở lại, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị các lực lượng trong Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cần có các kế hoạch chuyên đề liên quan đến các nhóm mặt hàng hiện đang tăng giá như xăng dầu, khoáng sản, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình tái khởi động nền kinh tế. Các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và mặt hàng là vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường phối hợp kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới; công bố, công khai rộng rãi số điện thoại, e-mail đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 các cấp, của các lực lượng chức năng, đảm bảo thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân theo đúng Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. |
上一篇: Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
下一篇: Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- HCM City needs freedom to grow
- VN, RoK strengthen strategic ties
- Outgoing Uruguayan envoy bids farewell
- Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- PM arrives in Manila for 31st ASEAN Summit and related meetings
- Lawmakers question judicial, economic corruption issues
- President promises optimal conditions for Singaporean investors
- Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu