Từ 1/7,ảiquanLạngSơnHỗtrợtốiđachohàngnôngsảnxuấtkhẩnhà cai cửa khẩu phụ Bình Nghi - Bình Nghi Quan, Na Hình - Kéo Ái, Pò Nhùng - Dầu Ái hoạt động trở lại | |
Chính thức dừng thông quan tại cửa khẩu Lũng Vài - Cốc Nam |
Ưu tiên hàng nông sản XK
Theo đánh giá của Cục Hải quan Lạng Sơn, những năm qua, lượng hoa quả tươi XK qua các cửa khẩu thuộc địa bàn Lạng Sơn chiếm khoảng 2/3 lượng hoa quả tươi XK trên toàn quốc.
Đặc biệt là tại cửa khẩu phụ Tân Thanh (Việt Nam) và Pò Chài (Trung Quốc) được Chính phủ hai nước ký kết Hiệp định thương mại biên giới là cặp chợ biên giới - điểm giao thương, buôn bán nhóm hàng hoá trái cây, nông sản của hai nước. Tính riêng kim ngạch XK mặt hàng trái cây, nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh chiếm khoảng 80-90% tổng kim ngạch XK nông sản qua các cửa khẩu đường bộ trên tuyến biên giới tiếp giáp với Trung Quốc.
Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, Hải quan Lạng Sơn đã làm thủ tục XK cho gần 1 triệu tấn hoa quả tươi với trị giá trên 400 triệu USD. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm, Chi cục Hải quan Tân Thanh đã làm thủ tục cho 308.230 tấn hoa quả tươi XK với trị giá trên 112,2 triệu USD.
CBCC Hải quan kiểm tra hàng nông sản XK. Ảnh: H.Nụ |
Đại diện Chi cục Hải quan Tân Thanh cho biết, tất cả các loại hàng hóa nói chung, hoa quả tươi XK nói riêng đều được Hải quan Tân Thanh và các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa được thực hiện thông quan nhanh nhất.
Đối với mặt hàng vải quả tươi, hiện ngành Hải quan chỉ thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống tờ khai điện tử và chỉ cần có chứng nhận của cơ quan Kiểm dịch thực vật là làm thủ tục cho phép thông quan. Do đó, thời gian thông quan 1 xe chở vải thiều chỉ mất 2 phút.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại cửa khẩu Hữu Nghị, Cốc Nam mặt hàng nông sản, hoa quả được làm thủ tục XK với số lượng tương đối lớn góp phần giải tỏa mặt hàng vải thiều khi vào chính vụ. Từ những nỗ lực trong sản xuất, XK nông sản của các thương nhân, DN và sự cố gắng của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn nên lượng nông sản của Việt Nam XK sang Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm sau luôn cao hơn năm trước cả về số lượng và trị giá.
Trao đổi với Báo Hải quan, ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo chi cục hải quan cửa khẩu tập trung nguồn lực, áp dụng giải pháp hợp lý, hỗ trợ hàng nông sản của Việt Nam XK, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam đang chiếm ưu thế trên thị trường như thanh long, dưa hấu, xoài và vải thiều... Tại thời điểm này, đơn vị cũng chỉ đạo các Chi cục Hải quan: Tân Thanh, Hữu Nghị liên tục trao đổi với Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chủ động hội đàm với các cơ quan liên quan của Trung Quốc để có thể xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao thương mặt hàng nông sản, hoa quả XK giữa hai bên.
Chủ động thông tin cho DN
Theo đánh giá của Cục Hải quan Lạng Sơn, thời gian qua mặc dù các cơ quan quản lý của tỉnh Lạng Sơn đã có rất nhiều nỗ lực tạo thuận lợi cho hoạt động XK nông sản sang thị trường Trung Quốc nhưng vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc hàng nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh do dịch Covid-19. Trong khi đó, thời điểm này, nhiều mặt hàng nông sản tươi như: Vải thiều, nhãn, dưa hấu, thanh long, xoài, chuối... đang vào vụ thu hoạch, do đó lượng hàng đưa lên cửa khẩu lớn. Mặc dù phía Việt Nam rất tạo thuận lợi, tuy nhiên vướng mắc từ phía Trung Quốc do quy trình quản lý đảm bảo phòng chống dịch và yêu cầu kiểm hóa nên thời gian thông quan từng lô hàng bị chậm lại dẫn đến ùn tắc.
Nhiều giải pháp gỡ khó cho xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc | |
Lạng Sơn: Xây dựng phương án tạo thuận lợi cho hoa quả tươi xuất khẩu |
Theo ông Vy Công Tường, hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới của tỉnh, đặc biệt là tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn diễn ra hằng năm vào mùa thu hoạch, đặc biệt là đối với sản phẩm thanh long, dưa hấu. Để giúp các DN chủ động hơn trong hoạt động XK, tránh tình trạng ùn ứ, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phối hợp với Sở Công Thương Lạng Sơn thường xuyên thông tin đến các DN về các chính sách mới của Trung Quốc cũng như tình hình XNK hàng hóa tại cửa khẩu để DN nắm được. Đồng thời có văn bản báo cáo UBND tỉnh Lạng Sơn kịp thời có giải pháp hỗ trợ tối đa cho DN.
CBCC Hải quan Hữu Nghị hướng dẫn DN làm thủ tục hải quan. Ảnh: H.Nụ |
Cũng theo ông Vy Công Tường, hiện phía Trung Quốc vẫn còn hạn chế hoạt động XNC nên kéo theo lượng hàng hóa bốc xếp trong ngày cũng giảm mạnh, thậm chí khi hàng đến cửa khẩu phải mất 3-4 ngày mới giao được hàng. Đặc biệt, mới đây cơ quan chức năng Trung Quốc đã có thông báo cho phía Lạng Sơn, từ 1/7, tất cả phương tiện sang Tân Thanh giao hàng phải mua phí bảo hiểm phương tiện 300 ngàn đồng/xe; phương tiện chở hàng hóa XNK của Việt Nam sang Pò Chài giao nhận hàng hóa bắt buộc phải cung cấp Giấy phép vận tải loại C.
Cùng với đó, phía Trung Quốc cũng thông báo chính thích dừng hoạt động XNK tại cửa khẩu Lũng Vài kể từ 1/7 để nâng cấp cải tạo. Do đó, dự báo thời gian tới, hoạt động XNK hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, hoa quả tươi qua các cửa khẩu của Lạng Sơn sẽ gặp khó khăn.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK nói chung và XK nông sản nói riêng được thuận lợi, nhanh chóng, Hải quan Lạng Sơn thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho DN đến làm thủ tục hải quan tại địa bàn quản lý như làm việc cả ngày nghỉ, ngày lễ, bố trí cán bộ trực làm việc 24/24 giờ.
Đặc biệt, Hải quan Lạng Sơn đã và đang chủ động, kịp thời thông tin, tuyên truyền những chính sách, quy định mới, hay những thay đổi trong chính sách quản lý cửa khẩu của phía Trung Quốc liên quan đến hàng hóa XNK để các DN nắm được, chủ động nguồn hàng đưa về cửa khẩu, tránh thiệt hại không đang có xảy ra.
Ngoài ra, đơn vị cũng phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng kế hoạch tăng thời gian làm việc, tổ chức phân luồng phương tiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng bến bãi, đảm bảo an ninh trật tự khu vực cửa khẩu... nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục, giảm thiểu thời gian thông quan, giảm chi phí cho DN.