Nhiều chính sách thiết thực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết,àNộiLoạtchínhsáchnângcaonănglựccạnhtranhchodoanhnghiệpcôngnghiệphỗtrợfatih karagümrük – adana demirspor với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, để đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương cùng các sở ngành, đơn vị liên quan, các hội, hiệp hội… trên địa bàn triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, TP. Hà Nội đã triển khai thực hiện ở nhiều lĩnh vực từ hạ tầng, phát triển thương hiệu, kết nối ứng dụng các khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại khuyến công trong và ngoài nước để từ đó các doanh nghiệp của thành phố có thể kết nối được với các doanh nghiệp trong khu vực Châu Á và các nước tiên tiến trên thế giới. Qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Với riêng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 5.6.2020 Ban hành quy chế “Quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của TP. Hà Nội”. Trên cơ sở đó, Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực tham mưu với UBND TP.Hà Nội, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương và thành phố nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ của Thủ đô và cả nước. Thông qua các chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm, các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được triển khai rộng khắp đến các doanh nghiệp và phát huy tác dụng tích cực Kết quả thể hiện qua việc các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề tập trung chủ yếu vào 3 nhóm: Sản xuất linh kiện, phụ tùng - đây là nhóm doanh nghiệp chủ chốt, cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ôtô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện - điện tử; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày; sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên. Đặc biệt, có rất nhiều doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Doanh nghiệp chủ động tìm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh Hơn 2 năm chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid 19, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội đã chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, ứng phó linh hoạt, đồng thời cũng nhanh chóng phục hồi khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp cũng mạnh dạn chuyển đổi số, liên kết với các đối tác đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực thiết bị cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động tìm kiếm những khoản vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư dự án nhà máy mới, tăng cường sản xuất đón đầu nhu cầu thị trường. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội đã chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, ứng phó linh hoạt, đồng thời cũng nhanh chóng phục hồi khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.
Ông Đinh Đức Tuấn - Giám đốc Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe điện - Tập đoàn Sơn Hà cho biết, bắt kịp xu hướng kinh tế xanh – kinh tế tuần hoàn trong tương lai, tập đoàn Sơn Hà đã nghiên cứu và phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, bổ sung ngành hàng mới với các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó có sản phẩm xe điện. Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp có thể nâng cao sức cạnh tranh đó là chủ động chuyển hướng, thay đổi để bắt kịp xu thế của thời đại – ông Tuấn cho biết. Nhiều doanh nghiệp cũng mạnh dạn chuyển đổi số, liên kết với các đối tác đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực thiết bị cho doanh nghiệp. Đồng thời, các đơn vị cũng tìm kiếm những khoản vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư dự án nhà máy mới, tăng cường sản xuất đón đầu nhu cầu thị trường dự báo sẽ tăng trưởng trong thời gian tới. Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 để đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương cùng các sở ngành, đơn vị liên quan, các hội, hiệp hội… trên địa bàn triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể nâng cao sức cạnh tranh, các chuyên gia cũng kỳ vọng Chính phủ sẽ trình Quốc hội sớm ban hành Luật Phát triển công nghiệp, trong đó có những chính sách cụ thể cho ngành công nghiệp hỗ trợ để từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, tạo mặt bằng phát triển các khu, cụm công nghiệp để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư. Đồng thời, kết nối doanh nghiệp tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại… |