【mu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lần】GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ được vinh danh Viện sĩ Hàn lâm Viện Khoa học Kỹ thuật Điện LB Nga

plasma

Với học hàm trên,ễnQuốcSỹđượcvinhdanhViệnsĩHànlâmViệnKhoahọcKỹthuậtĐiệmu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lần nhà khoa học Việt Nam Nguyễn Quốc Sỹ đã trở thành Viện sỹ chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Kỹ thuật Điện LB Nga.

Sinh năm 1967, hiện là Trưởng khoa Năng lượng Plasma, Trường Đại học Năng lượng Quốc gia Nga (MEI), Giám đốc Phòng thí nghiệm vật lý Plasma, Giáo sư-TSKH, Viện sĩ Hàn lâm Nguyễn Quốc Sỹ đã có hơn 30 năm gắn bó, đam mê nghiên cứu chuyên ngành Vật lý công nghệ Plasma. Ông từng được Tổng thống Nga Vladimia Putin trao tặng Giải thưởng dành cho các nhà khoa học trẻ của Nga năm 2006 và được vinh danh là Viện sĩ Thông tấn năm 2012.

Hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học của ông trong lĩnh vực vật lý công nghệ Plasma được biết đến trong giới khoa học không chỉ ở nước Nga. Nhiều công trình nghiên cứu của ông cùng các đồng nghiệp đã được ứng dụng trong các lĩnh vực vũ trụ, quân sự, an ninh quốc phòng, kinh tế…

Không chỉ đất nước Việt Nam tự hào có một người con như GS-TSKH Nguyễn Quốc Sỹ, mà nước Nga cũng trọng vọng và tôn vinh một nhà khoa học như thế. Phát biểu nhân sự kiện này, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Kỹ thuật Điện LB Nga Pavel Butyril cho biết: “Trong cuộc đời làm công tác khoa học, tôi rất có ấn tượng với các nhà khoa học Việt Nam cũng như các sinh viên mà chúng tôi đã giúp đỡ đào tạo. Họ là những nhà khoa học rất cần cù lao động, tốt bụng và có tính kỷ luật cao. Đối với cá nhân GS-TSKH Nguyễn Quốc Sỹ, ông ấy là một người rất thông minh”.

Viện Hàn lâm khoa học Kỹ thuật Điện LB Nga được thành lập cách đây 23 năm. Ra đời sau khi Liên Xô tan rã, Viện có quan hệ phối hợp hiệu quả với Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, nhằm thống nhất các vấn đề chuyên môn và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học chung.

Là một người con nước Việt, tuy sự nghiệp và công tác nghiên cứu của ông chủ yếu tại nước Nga, song GS-TSKH Nguyễn Quốc Sỹ cũng đã có nhiều đóng góp không nhỏ cho nước nhà, trước hết là trong lĩnh vực đào tạo, hướng dẫn nhiều thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam theo học tại Trường MEI, nơi ông công tác từ năm 2003 đến nay.

Không chỉ đơn thuần truyền đạt cho các thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh của mình những kiến thức khoa học, mà hơn thế rất nhiều, ông đã truyền cho các em niềm đam mê cháy bỏng đối với khoa học và một tinh thần làm việc nghiêm túc, không mệt mỏi.

Đối với các thế hệ sinh viên Việt Nam, Giáo sư-TSKH Nguyễn Quốc Sỹ còn giúp các em chọn lựa học tập chuyên ngành phù hợp, để có thể phục vụ nhiều hơn cho đất nước. Bên cạnh đó, hàng chục đầu sách khoa học, những tấm bằng, những danh hiệu hay hàng trăm công trình nghiên cứu của Giáo sư được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, sức lao động không mệt mỏi của giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ đã thực sự là một tấm gương để các thế hệ học trò noi theo.

Học trò của Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ đã thấu hiểu và cố gắng noi theo “triết lý làm việc” như người thầy của mình, rằng “ai cũng chỉ có cùng một quỹ thời gian 24 giờ mỗi ngày, và người nào lao động nhiều hơn, nghiêm túc hơn, người đó sẽ thành công”.

Phát biểu về vinh dự mà ông vừa được đón nhận, GS-TSKH, Viện sĩ Hàn lâm Nguyễn Quốc Sỹ cho biết: “Thực chất công việc của mình sau khi trở thành Viện sĩ chính thức sẽ không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, với cương vị Viện sĩ chính thức sẽ phải lãnh đạo thêm một số mảng về chuyên ngành - vật lý công nghệ điện và ngành hẹp là vật lý công nghệ Plasma”.

Đề cập quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga, ông cho biết các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm khoa học Kỹ thuật Điện LB Nga sẵn sàng làm tất cả trong khả năng của mình để giúp đỡ Việt Nam, trước hết liên quan đồ án xây dựng Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên cho Việt Nam tại Ninh Thuận. Trước thềm Xuân mới, GS-TSKH Nguyễn Quốc Sỹ gửi lời chúc Tết tới bà con trên quê hương Việt Nam, mong muốn mọi người thật khỏe mạnh, hạnh phúc và thành đạt./.

T.T

Cúp C2
上一篇:Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
下一篇:Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển