当前位置:首页 > Cúp C2

【lịch bóng đá cúp ý】Cần cơ chế kiểm soát các chủ đầu dự án nhà ở trong việc sử dụng nguồn vốn huy động

Doanh nghiệp bất động sản cần làm gì khi nguồn vốn từ tín dụng và trái phiếu cùng hạn chế?ầncơchếkiểmsoátcácchủđầudựánnhàởtrongviệcsửdụngnguồnvốnhuyđộlịch bóng đá cúp ý

Kiểm soát huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản trên thị trường chứng khoán

Thị trường vốn tiếp tục khó khăn, doanh nghiệp trông chờ vào các kênh huy động vốn mới

Cần cơ chế kiểm soát các chủ đầu dự án nhà ở trong việc sử dụng nguồn vốn huy động
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình vấn đề đại biểu quan tâm.

Cần định danh bất động sản du lịch

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, về quy định cá nhân, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã được phép mua nhà đất, đại biểu Hòa cho rằng, quy định như dự thảo Luật là chưa rõ ràng, vì người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hàng năm số lượng rất nhiều, do vậy đề cần phải cân nhắc một cách thận trọng. Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, nên chăng chỉ quy định tổ chức, cá nhân người nước ngoài có vốn đầu tư vào Việt Nam, người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam được sở hữu nhà, đất tại Việt Nam.

Về thời hạn sử dụng nhà chung cư, đại biểu Cầm Hà Chung, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho rằng vấn đề này cần nghiên cứu kỹ, quy định của dự thảo luật là chưa phù hợp, cần bổ sung, làm rõ khi thời hạn sử dụng nhà chung cư đã hết, nhà chung cư buộc phải tháo gỡ để đảm bảo an toàn cho cư dân, thì quyền sử dụng chung cư của chủ sở hữu vẫn được pháp luật bảo hộ thông qua việc xác lập quyền sở hữu phần diện tích tương tự tại nhà chung cư được sửa, xây dựng lại, hoặc nơi khác do các bên thỏa thuận.

Một nội dung khác cũng được các đại biểu tham gia ý kiến là vấn đề bất động sản (BĐS) du lịch. Theo đại biểu Lương Văn Hùng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay, Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa có định danh rõ ràng về các loại hình BĐS nghỉ dưỡng, loại hình văn phòng kết hợp với nhà ở, các quy định về BĐS này nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, nội dung không đồng bộ, chi tiết, chưa quy định cụ thể về cơ chế quản lý sử dụng đất vào mục đích hỗn hợp và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với loại hình BĐS này.

Cần cơ chế kiểm soát các chủ đầu dự án nhà ở trong việc sử dụng nguồn vốn huy động
Toàn cảnh phiên họp.

Điều đó dẫn đến việc các địa phương lúng túng trong quản lý giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết tranh chấp phát sinh. Các chủ đầu tư thì gặp nhiều khó khăn trong thuyết phục khách hàng, tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Theo đó, đại biểu đề nghị cần có những quy định pháp luật cụ thể về định danh BĐS du lịch và các loại hình sản phẩm bất động sản du lịch, bổ sung vào Luật Nhà ở quy định về loại hình BĐS nghỉ dưỡng phù hợp với quy định của Luật Du lịch và các chính sách ưu đãi đầu tư du lịch.

Tiếp tục nghiên cứu kỹ quy định người nước ngoài được sở hữu nhà ở

Tại phiên thảo luận, góp ý về nội dung liên quan đến hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể về việc sử dụng sai nguồn vốn huy động, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng, dự thảo hiện chưa quy định cơ chế kiểm soát sử dụng nguồn vốn của chủ đầu tư.

Trên thực tế nhiều trường hợp chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn dự án này để phát triển dự án khác hoặc xử lý các vấn đề nội tại của công ty mà không trực tiếp phát triển chính dự án mà người mua đã ký kết hợp đồng, vốn góp vốn trước đó. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây chậm tiến độ và các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện đông người kéo dài của người dân.

Do đó, đại biểu đề nghị cần bổ sung cụ thể cơ chế kiểm soát các chủ đầu tư, việc sử dụng nguồn vốn huy động, chủ đầu tư phải cam kết và có báo cáo định kỳ cơ quan chức năng việc huy động và sử dụng vốn từng dự án đầu tư để cơ quan có chức năng biết, giám sát, có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời khi có dấu hiệu sai phạm, nhằm tránh tối đa việc các chủ đầu tư lợi dụng, lạm dụng việc huy động vốn để chiếm đoạt và sử dụng sai mục đích huy động.

Giải trình vấn đề đại biểu quan tâm, thay mặt cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cảm ơn các ý kiến góp ý thẳng thắng, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ và hội trường và tiếp thu đầy đủ để hoàn thiện dự thảo luật.

Về chính sách sở hữu nhà ở, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn phương án có quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật sửa đổi. Tại thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định đây là vấn đề có tính nhạy cảm cao, tác động lớn đến xã hội và còn có những ý kiến chưa thống nhất. Do vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo đã trình, đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến.

Tuy nhiên, dự thảo luật đã có bổ sung làm rõ thêm các nội dung về thời hạn sử dụng nhà chung cư, các trường hợp phá dỡ nhà chung cư, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc di dời, phá dỡ và đóng góp kinh phí để xây lại nhà chung cư; làm rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan khi phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để có cơ sở xử lý, giải quyết, tháo gỡ các trường hợp đang gặp khó khăn, vướng mắc trên thực tế hiện nay. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xin ý kiến Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng giải trình ý kiến đề nghị xem xét quy định điều kiện, số lượng, loại nhà ở người nước ngoài được sở hữu, tránh ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà ở công dân trong nước cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng. Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu kỹ, thể hiện rõ, đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng, thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan.

Liên quan vấn đề nhà ở xã hội, trước ý kiến đề xuất phát triển nhà ở xã hội theo hướng chỉ để cho thuê, đại biểu Ngô Trung Thành, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho rằng giải pháp này hợp lý, nhưng để thực hiện được thì nhà nước phải bỏ ra một nguồn lực rất lớn. Điều này vượt quá khả năng thực tế. Mặt khác, đối với nhà đầu tư thì việc bỏ tiền chẵn ra rồi thu tiền lẻ về thì cũng rất khó thu hút được đầu tư như tình trạng đã xẩy ra thời gian qua.

Đại biểu Ngô Trung Thành chỉ rõ, hiện nay đang có một nghịch lý là trong khi nhà ở xã hội có rất nhiều ưu đãi nhưng không phát triển được nhiều thì nhà ở cho thuê do hộ gia đình, cá nhân đầu tư mặc dù không có bất kỳ sự ưu đãi, hỗ trợ nào nhưng lại phát triển rất nhanh đã và đang bảo đảm cung ứng chỗ ở cho phần lớn người lao động.

Do đó, đại biểu đề nghị trong luật cần có mục riêng quy định về chính sách phát triển hình thức nhà ở này. Trong đó, quy định rõ việc khuyến khích xây dựng điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng việc quản lý đối với nhà ở cho thuê; chính sách ưu đãi đối với hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê chính sách hỗ trợ đối với người thuê nhà rất là về giá điện, nước để người lao động, người dân vừa bảo đảm được về chỗ ở, vừa góp phần giảm bớt các khó khăn, nâng cao đời sống cho người lao động và người dân.

分享到: